Trang chủ » Mẹ bầu cần biết: 6 loại dị tật thai nhi thường gặp

Mẹ bầu cần biết: 6 loại dị tật thai nhi thường gặp

(28/11/2018)

Dị tật thai nhi luôn là nỗi lo sợ của bất cứ cặp vợ chồng nào khi có dự định sinh con. Thấu hiểu được nỗi lòng đó, trong bài viết này Satbabau.vn xin chia sẻ với các mẹ về các loại dị tật thai nhi thường gặp để có biện pháp phòng tránh những hậu quả không mong muốn.

5 (100%) 1 vote

Hội chứng Down

Khi tế bào của thai nhi chứa tới 3 nhiễm sắc thể số 21 thì hội chứng Down sẽ xảy ra. Trong khoảng 1000 trẻ mới sinh thì có 1 trẻ mắc phải hội chứng này. Tỷ lệ nhỏ mắc hội chứng này là do di truyền, khoảng 5% xảy ra trong quá trình thụ tinh và điều này có liên quan rất nhiều đến tuổi tác của người mẹ.

Các loại dị tật thai nhi thường gặp mẹ nên biết để phòng tránh hậu quả

Cụ thể là:

  • Người mẹ 35 tuổi thì tỷ lệ trẻ sinh ra mắc phải Hội chứng Down là 1/350 ca sinh.
  • Người mẹ 40 tuổi thì tỷ lệ trẻ sinh ra mắc phải Hội chứng Down là 1/100 ca sinh.
  • Người mẹ 45 tuổi, thì tỷ lệ trẻ sinh ra mắc phải Hội chứng Down là 1/30 ca sinh.

Theo thống kê từ các nhà khoa học, có khoảng 80-90% thai nhi mắc phải Hội chứng này sẽ chết từ giai đoạn phôi.

Tật hở hàm ếch, sứt môi

Thai nhi bị hở hàm ếch, sứt môi là dị tật phổ biến mà mẹ bầu cần chú ý. Ở nước ta, trẻ mắc phải dị tật này là khá cao, cứ khoảng 800 – 1000 ca sinh thì sẽ có 1 ca mắc dị tật sứt môi, hở hàm ếch. Nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch chủ yếu là do di truyền, sự phát triển không đầy đủ  phần môi trên, vòm miệng, hoặc cả hai.

Các loại dị tật thai nhi thường gặp mẹ nên biết để phòng tránh hậu quả

Bên cạnh đó, nếu trong gia đình có người mắc phải tật sứt môi, hở hàm ếch càng làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra mắc dị tật này. Ngoài ra, chế độ ăn uống không hợp lý của người mẹ trong quá trình mang thai như: uống rượu bia, sử dụng thuốc lá,… gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Hội chứng bàn chân vẹo

Hội chứng bàn chân vẹo là dị tật thai nhi chiếm tỷ lệ cao nhất và cũng chủ yếu là do di truyền. Tình trạng trẻ sinh ra 1 hay 2 chân có lòng bàn chân quay xuống và quay vòng vào trong, hay quay lên trên mà quay ra ngoài.

Điều trị dị tật này bằng việc thực hiện bó bột nhằm nắn chỉnh dáng bàn chân và chân cho bé. Các lần bó bột cách nhau khoảng 1 tuần và lặp lại trong 5 tuần giúp điều chỉnh các xương vào đúng vị trí. Thời điểm lý tưởng để điều trị là sau khi trẻ sinh ra từ 1-2 tuần, bởi đây là lúc dây chằng và gân của bàn chân còn mềm dẻo.

Bệnh tim bẩm sinh

Là một dạng dị tật thai nhi về tim mà có thể phát hiện qua siêu âm trong các lần khám thai định kỳ. Và khoảng 4 tuần sau sinh thì có thể phát hiện bệnh. Khi mắc phải bệnh tim bẩm sinh, trẻ sẽ có những triệu chứng như: da dẻ xanh xao, nhất là vùng da ở xung quanh vùng miệng. Trẻ sẽ có dấu hiệu thở yếu, khó thở và nghiêm trọng hơn là không thở được khi đang bú.

Dị tật tim bẩm sinh xuất hiện trong quá trình phát triển của thai nhi gặp vấn đề, làm cho vách tim ngăn cách giữa tâm thất trái và tâm thất phải xuất hiện 1 lỗ nhỏ.

Nứt đốt sống

Dị tật này xảy ra do 1 vài đốt sống không khép kín trên tủy sống, dịch não tủy và màng não dưới dạng túi mềm và mọc trên dọc cột sống lưng. Túi này sẽ được phủ 1 lớp màng mỏng nên có thể bị rò rỉ và làm thoát dịch não tủy ra ngoài.

Các loại dị tật thai nhi thường gặp mẹ nên biết để phòng tránh hậu quả

Dị tật nứt đốt sống chia thành 2 dạng: nứt đốt sống dạng đóng và nứt đốt sống dạng mở.

  • Nứt đốt sống dạng đóng được biểu hiện ở sự xuất hiện bất thường các đám lông, mỡ tụ dưới da và ở vùng đốt sống bị nứt có 1 vết lõm hoặc vết chàm phía trên da.
  • Nứt đốt sống dạng mở gồm có 2 loại: thoát vị màng não tủy và thoát vị màng não. Đối với những trẻ mắc phải dị tật này thường gặp một số khó khăn về: khả năng tập trung, biểu đạt, hiểu ngôn ngữ.

Hậu môn không lỗ

Hậu môn không lỗ là loại dị tật hiếm gặp hơn cả, với tỷ lệ 1/5000 trẻ. Được hiểu là tình trạng hậu môn bị bít lại do có 1 màng da mỏng bao lấy lỗ ra hay sự không phát triển của ống nối giữa hậu môn và ruột già. Cho nên, khi phát hiện dị tật hậu môn, cần lập tức can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật, tránh để lâu vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến tính mạng của trẻ.

Trên đây là 6 loại dị tật thai nhi thường gặp mà mẹ bầu cần biết để có biện pháp phòng tránh và điều trị tránh được những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hiện tượng này ở thai nhi là do mẹ bầu không chú trọng bổ sung axit folic, để cơ thể dẫn đến tình trạng thiếu “siêu” vi chất này.

.Thiếu axit folic trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể gây ra sự phân chia tế bào không bình thường trong thai nhi. Điều này dẫn đến sảy thai hoặc dị tật thai nhi như hở hàm ếch, vòm miệng, hội chứng Down, nguy hiểm nhất là khiếm khuyết ống thần kinh, trẻ có thể bị nứt đốt sống và thiếu não. Trong trường hợp trẻ bị thiếu não, con có thể tử vong trước hoặc ngay sau sinh.

Chính vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung sắt và axit folic để tránh điều xấu nhất có thể xảy ra với con. Hiện tại trên thị trường có thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung đồng thời axit folic và sắt bà bầu.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36