Trang chủ » Nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch?

Nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch?

(22/02/2022)

Khi tầm soát dị tật phát hiện thai nhi bị hở hàm ếch, cha mẹ thường mang tâm lý lo lắng có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vậy nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch là gì và mẹ bầu cần làm gì khi phát hiện tình trạng này?

Rate this post

Hở hàm ếch là gì?

Dị tật sứt môi và hở hàm ếch thường đi kèm với nhau. Sứt môi là hiện tượng môi trên phát triển không đều, khiếm khuyết một phần môi trên tạo ra khe nứt ở một hay cả hai đường giữa của môi trên. Còn hở hàm ếch là sự khiếm khuyết trong phát triển vòm miệng tạo ra khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi. Dị tật này làm biến dạng khuôn mặt của trẻ, cản trở cho việc ăn, phát triển khả năng nói và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai. Tuy nhiên, mẹ bé không cần quá lo lắng vì nếu là sứt môi, hở hàm ếch đơn thuần thì có thể điều trị bằng phẫu thuật.

Nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch?

Mẹ bầu siêu âm ở tuần 21 đến tuần 23 phát hiện thai nhi bị sứt môi và hở hàm ếch 

Có 3 dạng dị tật sứt môi và hở hàm ếch ở thai nhi thường gặp là: Sứt môi nhưng không bị hở hàm ếch, hở hàm ếch nhưng không sứt môi, cả sứt môi và hở hàm ếch. Bên cạnh đó cũng còn nhiều trường hợp không chỉ bị hở hàm ếch mà còn phối hợp nhiều dị tật nguy hiểm khác như hội chứng Down, tim bẩm sinh,… Do đó, mẹ bầu trước và trong khi mang thai nếu biết nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch sẽ giúp mẹ phòng ngừa nguy cơ dị tật này được tốt hơn. Đặc biệt, với mẹ khi phát hiện thai nhi bị dị tật, cần đến các cơ sở y tế, chăm sóc trước sinh để được tư vấn, làm các xét nghiệm sàng lọc và hỗ trợ tốt nhất.

Nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch

Dị tật thai nhi hay thai nhi bị hở hàm ếch là một trong những nỗi lo to lớn của phụ nữ mang thai cũng như cả gia đình. Theo thống kê tại Việt Nam, trung bình cứ 13 phút lại có 1 bé chào đời bị hội chứng về di truyền. Trong đó, dị tật hở hàm ếch có tỷ lệ cao nhất.  Nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch rất phức tạp, chưa được biết một cách rõ ràng, tuy nhiên nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch được cho là ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố môi trường. Một số nguyên nhân khác:

Nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch?

Thai nhi bị hở hàm ếch do yếu tố di truyền từ gia đình

  • Yếu tố di truyền: Gia đình có người bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch.
  • Mẹ bị nhiễm virus trong khoảng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12: nhiễm virus Rubella, cảm cúm,…
  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Cung cấp không đủ vitamin B6, B12, canxi, sắt và axit folic cho mẹ bầu, hoặc do mẹ sử dụng vitamin A liều cao dẫn đến nguy cơ dị tật thai nhi…
  • Mẹ nghiện rượu, bia, thuốc lá
  • Bố mẹ mắc và không điều trị triệt để các bệnh: lậu, giang mai.
  • Tiếp xúc với môi trường độc hại, nhiễm hóa chất, tia phóng xạ.
  • Yếu tố tâm lý: Mẹ hay căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều.
  • Bố và mẹ sinh con khi lớn tuổi

Cách phòng và hạn chế nguy cơ thai nhi bị hở hàm ếch

  • Khám sàng lọc trước sinh
  • Khám và điều trị dứt bệnh trước khi thụ thai
  • Tiêm phòng trước khi mang thai
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ chất hợp lý và khoa học.
  • Bổ sung đầy đủ vi chất cho mẹ bầu, đặc biệt là sắt và axit folic ngay từ khi chuẩn bị mang thai

Nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch?

Bộ 3 viên uống bổ sung Canxi, DHA, Sắt và Axit Folic cho bà bầu

Biết được nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch từ đó giúp mẹ có thể ngăn ngừa và điều trị tốt hơn như uống bổ sung axit folic từ sớm. Vì axit folic là một chất quan trọng trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ và tủy sống. Phụ nữ trước sinh có thể bổ sung axit folic trước 3 tháng. Đặc biệt nếu sử dụng hợp lý, đúng liều lượng axit folic trong trước và suốt quá trình mang thai sẽ hạn chế được 70% các trường hợp dị tật ống thần kinh cho mẹ. Ngoài ra, bổ sung axit folic còn giúp mẹ phòng ngừa bệnh thiếu máu ở mẹ, giảm khả năng mắc bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư cổ tử cung.

Axit folic có thể bổ sung qua các loại thực phẩm tự nhiên như súp lơ, hạt hướng dương, đậu cô ve, quả bơ, trứng,… hoặc thông qua đường uống. Tuy nhiên làm sao để bổ sung axit folic cho đúng cách, uống axit folic vào thời điểm nào trong ngày để hiệu quả được tốt nhất lại không mấy mẹ bầu biết tới. Do đó, mẹ bầu lưu ý uống axit folic thích hợp nhất là vào buổi sáng. Có thể uống cùng viên sắt hoặc viên DHA để không phải bổ sung quá nhiều lần trong ngày. Tuyệt đối không nên uống trà, cà phê, rượu tránh giảm khả năng hấp thụ của viên uống bổ sung.

Bài viết trên giúp mẹ giải đáp các thắc mắc về nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch và làm sao để phòng ngừa đúng cách, do đó mẹ hãy tập cân bằng lại thói quen sinh hoạt, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn