Trang chủ » Mang thai 12 tuần đau xương mu là bị làm sao?

Mang thai 12 tuần đau xương mu là bị làm sao?

(04/07/2022)

Đau xương mu khi mang thai gây khó chịu cho mẹ bầu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các mẹ. Mang thai 12 tuần đau xương mu là bị làm sao? Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp điều trị đau xương mu khi mang thai.

Rate this post

Mang thai 12 tuần đau xương mu là bị làm sao?

Xương mu là một phần của xương chậu, hai bên xương mu hợp lại thành khớp chậu phía trước, khớp này thường giãn nở trong khi mang thai để thích nghi với sự tăng trưởng của tử cung và những biến đổi khác trong khung chậu.

Phụ nữ mang thai thường phải đối mặt với tình trạng đau xương mu xuất hiện ở hai bên bẹn và khu vực lân cận như đùi, xung quanh khung chậu. Mang thai 12 tuần bị đau xương mu vì những nguyên nhân sau:

  • Do thay đổi nội tiết tố

Hai nửa xương chậu được nối liền bằng một khớp xương đặc biệt là dây chằng xương mu. Trong thời gian mang thai, các loại hormone nội tiết tố nữ như progesterone, relaxin làm các khớp háng mềm, giãn ra, trở nên lỏng lẻo mà dân gian còn gọi là xương chậu mở. Nhờ vậy mà trong quá trình sinh nở, em bé trong bụng mẹ sẽ chào đời dễ dàng hơn.

Dù chưa đến ngày sinh nhưng mẹ bầu 12 tuần, xương mu cũng dần dần được biến đổi do để kịp thích nghi ở cuối thai kì. Chính điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đau xương mu khi mang thai.

Mang thai 12 tuần đau xương mu là bị làm sao?

Thay đổi nội tiết tố cũng là nguyên nhân gây đau xương mu

  • Mẹ bầu đi đứng sai tư thế

Khi mang thai, vùng xương mu phải nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể, bao gồm cả kích thước và sức nặng của bụng, vì vậy dễ gây nên hiện tượng đau nhức. Khi mẹ bầu vận động và di chuyển sai tư thế sẽ khiến vùng xương mu sẽ phải chịu nhiều áp lực làm cho tình trạng đau xương mu trở nên nghiêm trọng hơn. M`ột bên xương chậu giãn nở hơn so với bên còn lại hoặc làm một bên xương chậu ít giãn nở hơn so với bên còn lại, dẫn tới hiện tượng viêm và đau xương mu.

  • Do thiếu hụt canxi vitamin D

Những cơn đau dồn dập ở vùng xương mu xuất hiện cũng có thể là do mẹ bầu bị thiếu canxi và vitamin D. Khi cơ thể của mẹ bầu gặp phải tình trạng này, các khớp xương sẽ trở nên yếu hơn nên dễ bị nhức mỏi hơn. Do đó bổ sung canxi cho mẹ bầu từ mấy tháng là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu đặt ra.

Ngay từ khi bắt đầu mang thai các mẹ nên bổ sung canxi hằng ngày. Tuy nhiên giai đoạn 3 tháng đầu nhu cầu canxi còn thấp, mẹ bầu có thể bổ sung qua những thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn hằng ngày. Từ tuần 12 trở đi, mẹ có thể sử dụng thêm các viên uống bổ sung canxi và vitamin D nhé.

Mang thai 12 tuần đau xương mu là bị làm sao?

Thiếu canxi có thể khiến mẹ đau xương mu và đau lưng nghiêm trọng

  • Mẹ bầu mang đa thai

Đa số phụ nữ mang đa thai hoặc đã từng mang thai nhiều lần đều rất dễ gặp phải tình trạng đau khớp háng và xương mu khi mang thai. Từ tuần thứ hai trở lên, phần lớn các thai phụ đều sẽ có cơ bụng mềm hơn, thai nhi cũng di chuyển dần ở vị trí thấp hơn nên áp lực mà xương mu phải chịu cũng cao hơn. Nhất là những khi phải hoạt động thể lực nhiều, triệu chứng đau khớp háng, xương mô càng xuất hiện nhiều hơn với mức độ nặng nề.

Mẹ bầu cần làm gì để giảm đau xương mu?

Đau xương mu tuy không gây nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi nhưng gây ra rất nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của mẹ bầu. Một số phương pháp giảm đau xương mu tại nhà mẹ có thể áp dụng như:

  • Nghỉ ngơi đúng cách: Khi mang thai, người phụ nữ không nên vận động quá sức hay luyện tập các môn thể thao nặng nề. Việc xây dựng một thời gian biểu hợp lý, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp người phụ nữ giảm triệu chứng đau xương mu.
  • Bổ sung đủ canxi: Sắt và canxi cho bà bầu là 2 khoáng chất vô cùng quan trọng trong đó canxi đóng vai trò chính trong xây dựng và bảo vệ bộ xương của mẹ. Bổ sung canxi đầy đủ ngay từ đầu thai kì cũng giúp mẹ giảm đau xương mu.
  • Thay đổi tư thế: Một số các tư thế giúp giảm áp lực lên khớp mu nên được áp dụng để giảm đau như nằm nghiêng, ngồi có dựa lưng. Nằm nghiêng là tư thế được khuyến cáo hàng đầu trong thai kỳ, nhằm đảm bảo lưu lượng tuần hoàn đến nuôi thai nhi và tạo sự thoải mái cho người mẹ. Phụ nữ mang thai cũng không nên ngồi lâu cố định một tư thế, không ngồi xổm hoặc khom lưng quá mức.
  • Đi giày đế bằng: Sử dụng giày cao gót khi di chuyển khiến trọng lượng cơ thể tập trung nhiều vào phần dưới khiến cho triệu chứng đau xương mu tiến triển nặng nề hơn. Vì thế, phụ nữ mang thai không nên mang giày cao gót thay vào đó nên mang giày đế bằng và thấp. Đây là cách vừa giảm thiểu nguy cơ té ngã vừa bảo vệ vùng xương mu của các mẹ.
  • Mang đai đeo: Hiện nay trên thị trường có nhiều loại đai đeo dành riêng cho bà bầu giúp hạn chế áp lực tác dụng lên xương mu giúp giảm đau xương mu.
  • Tập thể dục: Luyện tập những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với phụ nữ mang thai như tập yoga, đi bộ nhẹ nhàng để hệ xương cơ thêm chắc khỏe.

Mang thai 12 tuần đau xương mu là bị làm sao?

Bổ sung canxi đúng đủ ngay từ đầu thai kì 

Đau xương mu khi mang thai hoàn toàn có thể khắc phục được. Do vậy các mẹ cần chú ý đến sức khỏe của bản thân, cần nghỉ ngơi ngay lập tức khi cơn đau xương mu xuất hiện. Ngay từ đầu thai kì mẹ nên chủ động bổ sung canxi cùng các dưỡng chất cần thiết khác để đảm bảo sức khỏe thai kì.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn