Trang chủ » Lợi ích của việc bổ sung axit folic trước khi mang thai

Lợi ích của việc bổ sung axit folic trước khi mang thai

(06/02/2020)

Axit folic hoặc folate là một vitamin hòa tan trong nước thuộc họ vitamin B, chúng rất cần thiết cho sự tăng trưởng và sinh sản của tế bào, đặc biệt quan trọng trong quá trình ngăn chặn dị tật bẩm sinh, dị tật ống thần kinh ở trẻ.

5 (100%) 6 votes

Trong khi mang thai, bổ sung axit folic đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc ống thần kinh của em bé đang phát triển trở thành não và tủy sống. Khi tử cung của mở rộng, nhau thai phát triển cơ thể mẹ cần lưu thông nhiều máu hơn. Để đáp ứng các nhu cầu tăng lên của cơ thể mẹ cần bổ sung đầy đủ axit folic.

Bổ sung axit folic là cách hiệu quả giúp bảo vệ thai nhi chống lại bệnh tật

1. WHO khuyến cáo, phụ nữ nên bổ sung axit folic trước khi mang thai

Thông thường, nhiều phụ nữ biết mình có thai ở giai đoạn sau của thai kỳ, trong khi quá trình hình thành ống thần kinh lại xuất hiện ngay từ ngày thứ 28 sau thụ thai, vậy nên WHO khuyến cáo, phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung axit folic để tránh tình trạng mang thai ngoài dự tính, cơ thể chưa được bổ sung đầy đủ vitamin quan trọng này.

Bổ sung axit folic sớm có thể hạn chế được 70% trường hợp dị tật thai nhi

Axit folic đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của thai nhi, đồng thời hỗ trợ quá trình tạo máu nuôi cơ thể:

  • Axit folic giúp ngăn ngừa sẩy thai, tránh các biến chứng và dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, có thể tránh được các khuyết tật ống thần kinh (NTD) bao gồm tật nứt cột sống (một khuyết tật bẩm sinh trong đó đốt sống bị dị dạng) và bệnh não (một khiếm khuyết trong phát triển não dẫn đến bán cầu não nhỏ hoăc teo).
  • Tăng cường chế độ ăn uống với bổ sung axit folic trước và trong suốt thai kỳ sẽ hạn chế được 70% các trường hợp khuyết tật ống thần kinh (NTD) và các dị tật bẩm sinh khác như sứt môi, chẻ vòm, dị tật ở tim và chân, tay.
  • Thiếu axit folic làm tăng nguy cơ sinh non và tăng mức homocyestine trong máu, điều này có thể dẫn đến sảy thai và các biến chứng thai kỳ.
  • Axit folic là cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của các tế bào cơ thể và bảo vệ cơ thể khỏi mọi rủi ro có thể dẫn đến ung thư trong giai đoạn sau của cuộc đời.

Các chuyên gia sản khoa khuyến cáo, axit folic chỉ có thể phát huy các tác dụng trên nếu được bổ sung đầy đủ trước khi mang thai và ở giai đoạn đầu của thai kỳ, cho nên mẹ không nên xem nhẹ thời gian bổ sung vitamin này.

2. Nên bổ sung bao nhiêu axit folic trước khi mang thai

Theo nghiên cứu, chỉ khoảng 50% lượng axit folic trong thực phẩm hàng ngày được hấp thu vào cơ thể, trong khi cơ thể lại có thể hấp thu tối đa lượng axit folic từ viên bổ sung (85%-100%). Do vậy, học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, có kế hoạch mang thai nên bổ sung 400mg axit folic từ viên uống bổ sung mỗi ngày để ngăn ngừa các nhóm dị tật ống thần kinh (NTD). Viên uống bổ sung mẹ sử dụng có thể đồng thời bổ sung sắt và axit folic cho cơ thể.

Tùy từng giai đoạn của thai kỳ, mẹ bầu sẽ được khuyên bổ sung lượng hợp lý:

  • Trước và giai đoạn đầu của thai kỳ: bổ sung đầy đủ 400mcg axit folic
  • Giai đoạn sau: tăng cường 600mcg mỗi ngày, không nên uống quá 1000mcg/ngày mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ

Đối với thai phụ hoặc chồng bị dị tật ống thần kinh, có tiền sử bị dị tật thai nhi, anh chị em ruột hoặc họ hàng gần bị dị tật ống thần kinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều lượng phù hợp và được tư vấn về các yếu tố:

  • Tư vấn di truyền
  • Hướng dẫn bổ sung axit folic phù hợp
  • Xét nghiệm máu để chẩn đoán trước sinh
  • Siêu âm kiểm tra dị tật thai nhi 16 – 18 tuần

Dị tật ống thần kinh còn có nguy cơ gặp ở thai phụ là người bị tiểu đường, động kinh, người béo phì. Vì vậy, những người ở trường hợp này cũng cần được tư vấn riêng bởi bác sĩ.

4. Nguồn thực phẩm giàu axit folic 

Bên cạnh viên uống bổ sung, mẹ vẫn được khuyên nên ăn thêm các thực phẩm giàu folate từ chế độ ăn uống. Dưới đây là một số thực phẩm giàu axit folic:

  1. Rau quả: Bao gồm đậu Hà Lan, khoai tây, bông cải xanh, đậu Hà Lan, măng tây, củ cải đường, cà rốt, súp lơ, ngô, rau diếp. Rau lá xanh được coi là một nguồn axit folic tốt, vì vậy nên ăn chúng hàng ngày.
  2. Trái cây: Bao gồm cam, dưa hấu, kiwi, quả mâm xôi, chuối, dứa, đu đủ, quả mâm xôi và dâu tây. Trái cây rất giàu vitamin và một nguồn folate tốt.
  3. Các loại hạt:Bao gồm quả óc chó, hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt vừng, hạt điều và đậu phộng. Khi lên kế hoạch cho một bữa ăn nhẹ lành mạnh ở nhà, hãy tăng lượng folate của bạn bằng cách đơn giản là thưởng thức một chế độ ăn uống lành mạnh cần thiết cho việc mang thai khỏe mạnh.
  4. Các loại ngũ cốc:Bao gồm yến mạch, mì ống, ngũ cốc, gạo nâu và bột ngũ cốc nguyên hạt. Những hạt này tiêu hóa chậm hơn và cung cấp một dòng năng lượng chậm, ổn định.
  5. Các loại đậu:Bao gồm đậu lăng, đậu xanh, thịt, đậu thận, mầm lúa mì và đậu nành.

Hãy bổ sung theo đúng liều lượng khuyến cáo của bác sĩ và đến gặp bác sĩ ngay nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào như gặp khó khăn khi thở, sốt, khó chịu nói chung, căng tức ở ngực và phát ban da.

Nguồn: Sắt bà bầu

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36