Trang chủ » Dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng

Dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng

(29/03/2024)

Nhận biết sớm các dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng và điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa tiến triển của bệnh cũng như tăng khả năng chữa khỏi nhanh hơn, bảo vệ sức khỏe của sản phụ.

Rate this post

Các dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng là rất quan trọng để chị em sản phụ điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, nhiễm trùng vết khâu tầng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe người bệnh.

Dưới đây là các dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng chị em cần biết:

Sốt cao

Sốt cao là dấu hiệu rất điển hình của nhiễm trùng. Sản phụ bị nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn có thể sốt tới 40 độ, kèm theo cảm giác mệt mỏi, lờ đờ… Khi bị sốt cao, chị em nên đi khám ở các cơ sở y tế uy tín, không tự ý điều trị tại nhà tránh tác dụng phụ không đáng có.

Có mủ và mùi hôi ở vết khâu

Thông thường, vết khâu tầng sinh môn sẽ tự lành sau vài ngày hoặc 1 – 2 tuần. Các triệu chứng đau giảm dần khi vết thương dần hồi phục. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm trùng, chị em sẽ thấy bị đau ngày càng nhiều, vùng kín có mủ, mùi hôi khó chịu.

Dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng

Vết khâu mưng mủ, có mùi hôi là dấu hiệu bị nhiễm trùng

Đau bụng dưới

Đau bụng dưới cũng là một trong các dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng. Lúc này, có thể bạn đã bị viêm nhiễm bên trong tử cung, lạc nội mạc tử cung…

Đau, nóng rát khi đi tiểu

Khi bị nhiễm trùng vết rạch, chị em sẽ thấy đau rát, cảm giác đau tăng lên khi đi tiểu do ống dẫn tiểu, âm hộ bị tổn thương hoặc do đường tiết niệu, bàng quang bị viêm do vi khuẩn từ vết rạch xâm nhập lên.

Không kiểm soát được trung tiện

Mẹ bỉm bị xì hơi quá nhiều, không thể nhịn xì hơi… có thể do bị nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn khiến mất kiểm soát đường ruột.

Chảy nhiều máu hoặc cục máu đông

Sau sinh, chị em sẽ ra sản dịch trong nhiều ngày. Sản dịch sẽ không có mùi hôi, chỉ hơi tanh nhẹ. Nếu âm đạo ra nhiều máu kèm các cục máu đông có mùi hôi, đau khi ra máu… có thể là dấu hiệu vết khâu bị nhiễm trùng, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay.

Hướng dẫn chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách

Việc chăm sóc vết thương tầng sinh môn sau khi sinh thường rất quan trọng. Chăm sóc đúng cách giúp vết thương nhanh lành, ngăn ngừa viêm nhiễm và cũng giúp mẹ hồi phục sức khỏe sau sinh tốt hơn.

Dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng

Khi có dấu hiệu bất thường chị em nên đi khám ngay

Để chăm sóc vết thương tầng sinh môn đúng cách, mẹ làm theo các hướng dẫn dưới đây:

Vệ sinh đúng cách

  • Lau rửa, vệ sinh vùng kín hằng ngày bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ hoặc bằng nước sạch.
  • Sau khi đi tiểu tiện, cần dùng giấy thấm khô hoặc rửa âm đạo thật sạch.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên, khoảng 2 – 3 tiếng một lần trong những ngày đầu sau sinh. Sau đó, khi sản dịch còn ít thì mẹ cũng nên thay sau khoảng 4 tiếng, không để quá lâu vì dễ sinh ra vi khuẩn.

Vận động nhẹ nhàng

Sau sinh, dù còn đau vết khâu nhưng mẹ hãy cố gắng vấn động nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt đến vùng tầng sinh môn. Nhờ đó, vết thương nhanh hồi phục hơn, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.

Mẹ không nên nằm quá lâu, quá nhiều sau sinh vì có thể gây táo bón. Táo bón khiến mẹ gặp khó khăn khi đi đại tiện, phải rặn mạnh và cũng sẽ ảnh hưởng đến vết khâu tầng sinh môn.

Chườm lạnh

Việc chườm lạnh giúp giảm đau và sưng nề vết khâu tầng sinh môn, từ đó giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.

Mẹ hãy lấy vài viên đá nhỏ, quấn vào khăn mỏng rồi chườm lên vết khâu. Mỗi lần chườm khoảng 10 – 15 phút, ngày có thể chườm 3 – 4 lần.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống sau sinh rất quan trọng. Ăn uống khoa học giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe cũng như cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng cho em bé thông qua sữa mẹ.

Sau sinh, mẹ hãy bổ sung đầy đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, canxi hữu cơ cho mẹ sau sinh, DHA, vitamin và khoáng chất, chất xơ… để giúp cơ thể hồi phục nhanh nhất, giúp vết khâu nhanh lành để tránh viêm nhiễm.

viên bổ sung canxi sau sinh

Viên uống bổ sung canxi cho mẹ sau sinh đang cho con bú

Nhiều mẹ quan tâm khâu tầng sinh môn có ăn được trứng gà không vì trứng gà là thực phẩm rất quen thuộc, dễ ăn, cũng giàu dinh dưỡng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì mẹ sau sinh thường có rạch tầng sinh môn hoàn toàn ăn được trứng gà, chỉ trừ trường hợp trước đó mẹ dị ứng với trứng gà thì không nên ăn. Tuy nhiên, mẹ nên ăn lòng đỏ trứng, hạn chế ăn lòng trắng vì có thể gây mủ ở vết thương.

Nếu ăn trứng gà xong mẹ thấy xuất hiện các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn, sưng đau vết khâu thì nên dừng lại và thay bằng những món ăn bổ dưỡng khác.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn