Trang chủ » Có thuốc hạ sốt cho bà bầu không? Bà bầu bị sốt nên uống thuốc gì?

Có thuốc hạ sốt cho bà bầu không? Bà bầu bị sốt nên uống thuốc gì?

(31/10/2022)

Sốt không phải là tình trạng quá nguy hiểm nhưng đối bà bầu cần phải hết sức cẩn trọng vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Vậy bà bầu nên làm gì để hạ sốt hay có thuốc hạ sốt cho bà bầu không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Do đó, mẹ hãy tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Rate this post

Nguyên nhân bà bầu bị sốt

Có thuốc hạ sốt cho bà bầu không? Bà bầu bị sốt nên uống thuốc gì?

Bà bầu bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau

Sốt là phản ứng của cơ thể trước quá trình bệnh lý mà biểu hiện rõ nhất là thân nhiệt tăng cao hơn 37 độ C. Sốt có nhiều mức độ khác nhau, sốt từ 37.5 – 38 độ C được coi là sốt nhẹ, ít ảnh hưởng đến thai nhi; sốt từ 38 độ C trở lên được coi là nặng. Đặc biệt nếu sốt cao, sốt kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ sẽ dễ có nguy cơ sinh non, thậm chí sảy thai, thai dị tật bẩm sinh hoặc nhiễm khuẩn huyết thai kỳ,… Do đó, nếu có các biểu hiện sốt cao hoặc tình trạng sốt kéo dài, không thuyên giảm, mẹ cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời. Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt cho bà bầu như:

  • Cảm cúm
  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Viêm màng ối
  • Viêm phổi

Theo một số những nguyên nhân gây sốt vừa kể trên, sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều những bất thường hoặc tiềm ẩn nguy cơ về bệnh lý cho mẹ. Vậy bà bầu nên làm thế nào để hạ sốt, có thuốc hạ sốt cho bà bầu không và bà bầu bị sốt phải làm gì để không ảnh hưởng đến thai nhi?

Có thuốc hạ sốt cho bà bầu không?

Có thuốc hạ sốt cho bà bầu không? Bà bầu bị sốt nên uống thuốc gì?

Mẹ bầu không được tự ý sử dụng thuốc mà cần được thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ 

Có thuốc hạ sốt cho bà bầu không, nếu có thì bà bầu bị sốt nên uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều mẹ bầu sau khi việc điều trị bằng các mẹo dân gian không mang lại hiệu quả. Theo các bác sĩ, vẫn có một số loại thuốc hạ sốt có thể sử dụng được cho bà bầu, tuy nhiên việc sử dụng thuốc còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, do đó mẹ bầu nên dùng các loại thuốc được bác sĩ kê đơn sau khi đã trải qua thăm khám.

Bà bầu bị sốt nên uống thuốc gì?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc sau khi đã trải qua thăm khám, mẹ bầu cần chú ý uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian được khuyến cáo để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị cảm cúm cho bà bầu bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Acetaminophen (Tylenol) có tác dụng giảm đau đầu, đau họng, hạ sốt hiệu quả. Loại thuốc này được xem là an toàn nhất cho bà bầu và trẻ em ở liều điều trị, vì không có tác dụng gây nghiện như opioid, cũng không gây ức chế đông máu và không có tác dụng phụ cho dạ dày như aspirin. Tuy nhiên, có nghiên cứu cho rằng việc sử dụng acetaminophen để hạ sốt cho bà bầu, đặc biệt là trong thời gian tam cá nguyệt thứ ba vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như giảm số lượng tế bào gốc tạo máu và cân nặng em bé sau khi sinh,… Do đó, acetaminophen nên sử dụng một cách thận trọng, khởi đầu bằng liều thấp nhất có hiệu quả và điều trị trong thời gian ngắn nhất để không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Bên cạnh đó, trong thời gian thai kỳ acetaminophen cũng chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết và không có lựa chọn nào an toàn hơn để giảm đau hoặc hạ sốt nhanh chóng cho bà bầu.
  • Thuốc kháng histamin: Được chỉ định trong điều trị bệnh dị ứng mũi, đặc biệt là viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi vận mạch. Thuốc cũng có tác dụng phòng ngừa nổi mề đay, điều trị phát ban mề đay, ngứa, côn trùng đốt và các trường hợp dị ứng thuốc. Thuốc kháng histamin đường uống được phân thành 2 nhóm là nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 1 (gây ra tình trạng buồn ngủ) và nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 2 (không gây buồn ngủ). Tuy nhiên, hiện nay nhóm kháng histamin thế hệ 2 được ưa thích hơn vì chúng không gây tác dụng phụ lên hệ thần kinh trung ương, ít có khả năng được bài tiết qua sữa mẹ và vì chúng có sẵn mà không cần kê đơn. Một số loại thuốc kháng histamin thường được dùng là cetirizin, desloratadine, fexofenadine và loratadine. Trong đó, loratadin và desloratadine không có tác dụng an thần và rất ít ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa nên không thấy có tác dụng không mong muốn với phụ nữ có thai được báo cáo. Một số thuốc cũng được bác sĩ kê cho mẹ bầu như Benadryl hay Claritin, tuy nhiên những thuốc này được phép sử dụng cho phụ nữ mang thai từ tháng tư trở đi và dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
  • Thuốc kháng virus: Để tiêu diệt virus cúm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc Tamiflu cho bà bầu. Vì chúng tương đối an toàn và có thể phát huy hiệu lực tốt nhất khi được uống trong vòng 2 ngày kể từ khi bị bệnh. Thuốc Tamiflu hiếm khi xảy ra những vấn đề sức khỏe nặng nề, tuy nhiên nếu mẹ bầu có các biểu hiện bất thường như nôn ói, đau đầu kéo dài, chóng mặt, khó thở, xuất hiện ảo giác,… cần liên hệ y tế ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
  • Thuốc xịt mũi chứa steroid: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm viêm, làm sạch mũi và duy trì độ ẩm cần thiết cho niêm mạc mũi. Ngoài việc giảm các triệu chứng, phản ứng viêm tại chỗ, lượng thuốc hấp thu vào tuần hoàn khá thấp, khoảng từ 2-10% nên ít gây ra tác dụng phụ. Các loại thuốc này thường không có tác dụng tức thì mà cần đến vài ngày mới thấy rõ hiệu quả nên người bệnh cần điều trị đúng và đủ liều. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp. Thông thường, trong 2 tuần đầu tiên người bệnh sẽ xịt ngày 2 lần vào buổi sáng, tối. Mỗi lần xịt 2 nhát sau khi đã vệ sinh mũi sạch sẽ. Nếu tình trạng bệnh thuyên giảm, có thể điều chỉnh để giảm bớt liều lượng thuốc xuống còn 1 lần/ngày và có thể dùng duy trì trong vòng 1 tháng.

Hỗ trợ tăng đề kháng cho bà bầu

Có thuốc hạ sốt cho bà bầu không? Bà bầu bị sốt nên uống thuốc gì?

Prenalen hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bà bầu

  • Gừng: Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tiêu đờm, hành thủy, giải độc và kháng khuẩn tốt nên giúp tăng cường hệ tuần hoàn, phòng chống cảm lạnh và làm ấm cơ thể, từ đó giúp mẹ giảm sốt an toàn, nhanh chóng mà không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
  • Tỏi: là phương thuốc trị cảm, sốt lâu đời được y học cổ truyền tin dùng. Tỏi chứa nhiều allicin, một chất kháng sinh tự nhiên giúp làm suy yếu hoạt động của virus cúm, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó làm giảm tình trạng sốt và tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu.
  • Bổ sung vitamin: Ngoài các vi chất thiết yếu như sắt, canxi, DHA và acid folic mẹ cũng cần chú ý bổ sung thêm các vitamin, đặc biệt là vitamin C trong các bữa ăn hàng ngày để giúp mẹ cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ giảm viêm và bảo vệ niêm mạc đường thở. Mẹ có thể bổ sung vitamin từ trái cây, rau củ hoặc từ viên uống vitamin C để giúp cơ thể hấp thu được tối ưu nhất.

Qua bài viết, mẹ bầu đã được giải đáp các thắc mắc có thuốc hạ sốt cho bà bầu không và bà bầu bị sốt nên dùng thuốc gì. Hy vọng mẹ sẽ áp dụng thành công, sớm khỏi bệnh và có một thai kỳ an toàn.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn