Trang chủ » Có bầu 3 tháng tiêm uốn ván được không?

Có bầu 3 tháng tiêm uốn ván được không?

(15/11/2023)

Tiêm phòng uốn ván đúng lịch trình, đúng thời điểm sẽ phát huy được hiệu quả tốt nhất đồng thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy có bầu 3 tháng tiêm uốn ván được không?

Rate this post

Triệu chứng của bệnh uốn ván và phương pháp chẩn đoán

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani bằng cách xâm nhập vào những vết thương hở. Hiện vẫn chưa có xét nghiệm nào giúp chẩn đoán vi khuẩn uốn ván ở người, do đó, việc chẩn đoán thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cụ thể như:

  • Thời kỳ ủ bệnh: khi xuất hiện vết thương, triệu chứng đầu tiên nhận biết uốn ván là cứng hàm. Hiện tượng này sẽ ngày càng tăng lên nếu được kích thích và kéo dài từ 2 ngày đến 2 tháng.
  • Thời kỳ khởi phát: từ cứng hàm có thể thấy xuất hiện thêm các cơn co giật trên nền co cứng, khi được kích thích sẽ tăng lên. Ngoài ra, mẹ bị uốn ván còn thấy có các biểu hiện như co thắt hầu họng- thanh quản kéo dài từ 1-7 ngày.
  • Thời kỳ toàn phát: các cơn co giật dần tăng lên thành co giật toàn thân liên tục khiến người bệnh cảm thấy đau, co thắt các cơ lẻ như hầu họng, thanh quản, cơ vòng dẫn đến khó thở, bí đại- tiểu tiện, khó nuốt.
  • Thời kỳ lui bệnh: tình trạng co giật sẽ giảm dần, các triệu chứng khác cũng sẽ giảm bớt, người bệnh dần nuốt được, dễ thở hơn và đại-tiểu tiện dễ hơn.

Có bầu 3 tháng tiêm uốn ván được không?

Chẩn đoán bệnh uốn ván hiện nay thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng

Có bầu 3 tháng tiêm uốn ván được không?

Theo quy định về tiêm phòng, thời gian mẹ bầu tiêm phòng uốn ván sẽ được hướng dẫn tùy theo từng trường hợp, tuy nhiên phải thỏa mãn điều kiện như 2 lần tiêm phải cách nhau ít nhất 1 tháng và phải hoàn thành lịch tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng.

Vậy có bầu 3 tháng tiêm uốn ván được không? Mẹ bầu không nên tiêm uốn ván vào 3 tháng đầu bởi đây là thời gian nhạy cảm, thai nhi chưa ổn định và mẹ cũng thường bị ốm nghén. Thời điểm tốt nhất mẹ bầu nên đi tiêm uốn ván là ở tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi được 20 tuần tuổi trở lên.

Mẹ cũng nên quan tâm thêm thời gian tiêm phòng vắc xin uốn ván theo hướng dẫn của Bộ Y tế đối với từng trường hợp cụ thể như:

  • Mẹ chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi uốn ván hoặc không rõ tiền sử tiêm: 

Mẹ bầu nên tiêm phòng vắc xin theo lộ trình là lần 1 tiêm khi có thai lần đầu trên 20 tuần (tiêm sớm), lần 2 nên tiêm sau lần 1 ít nhất 1 tháng. Lần 3 tiếp tục tiêm sau lần 2 ít nhất 6 tháng hoặc có thể tiêm vào kỳ thai sau. Lần 4 và lần 5 đều tiến hành tiêm vào kỳ thai sau so với kỳ thai trước ít nhất 1 năm.

  • Mẹ đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván có chứa thành phần liều cơ bản:

Thời gian mang thai mẹ vẫn nên tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo thời gian khuyến cáo, tiêm nhắc lại lần 3 sau lần 2 ít nhất 1 năm.

  • Mẹ tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván có chứa thành phần liều cơ bản, đã tiêm 1 lần nhắc lại:

Mẹ khi có thai lần đầu thì tiến hành tiêm sớm 1 mũi vắc xin. Thực hiện tiêm lần 2 sau lần 1 ít nhất 1 năm.

Trường hợp mẹ bầu đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván, khi mang thai lần 2 cách mũi tiêm dưới 10 năm thì không cần phải tiêm phòng lại vắc xin uốn ván. Nếu thời gian mẹ tiêm phòng sau 10 năm cần tiến hành tiêm nhắc lại 2 mũi. Đối với mẹ đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin ở thai kỳ trước và cách không quá 10 năm thì nên tiêm 1 mũi vắc xin khi thai nhi đủ 20 tuần tuổi trở đi.

Có bầu 3 tháng tiêm uốn ván được không?

Bầu 3 tháng tiêm uốn ván được không? Mẹ không nên tiêm uốn ván trong 3 tháng đầu thai kỳ

Cách phòng ngừa bệnh uốn ván cho bà bầu

Bên cạnh tìm hiểu bầu 3 tháng tiêm uốn ván được không, sau đây là cách phòng ngừa bệnh uốn ván cho mẹ bầu:

  • Thực hiện tiêm phòng vắc xin uốn ván theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế, đặc biệt đối với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, tránh để bản thân bị thương và vết thương bị nhiễm trùng.
  • Cần sơ cứu vết thương đúng cách ngay khi phát hiện vết thương.
  • Mẹ nên đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe và xử lý kịp những triệu chứng bất thường khi mang thai.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học nhằm nâng cao hệ miễn dịch, hạn chế tối đa phản ứng phụ khi tiến hành tiêm vắc xin uốn ván.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý bổ sung đầy đủ vi chất cho cơ thể, nhất là sắt, axit folic, canxi, DHA, … qua cả chế độ ăn và viên uống. Khi bổ sung, cần nắm rõ uống sắt canxi cách nhau bao lâu, bầu uống sắt và canxi đến khi nào, … để mang lại hiệu quả bổ sung đúng cách và hiệu quả.

Viên uống sắt và canxi cho bà bầu

Viên uống sắt và canxi cho bà bầu- nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Bài viết trên đã giúp tìm hiểu bầu 3 tháng tiêm uốn ván được không và cách phòng ngừa bệnh uốn ván. Chúc mẹ bầu luôn đủ chất, có thai kỳ trọn vẹn, bé phát triển toàn diện!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn