Trang chủ » Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn có phải mang thai?

Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn có phải mang thai?

(13/12/2022)

Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn có phải mang thai không? Để giải đáp vấn đề này, chị em hãy đọc thêm các thông tin dưới đây để kiểm tra một cách hiệu quả nguyên nhân vì sao cơ thể buồn nôn cũng như dấu hiệu báo mang thai sớm là gì.

Rate this post

Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn có phải mang thai?

Nhiều chị em phụ nữ thường tự hỏi có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn có phải mang thai hay không. Điều này không quá rõ ràng, bởi không chỉ mang thai, nhiều tác nhân cũng có thể khiến cơ thể có phản ứng buồn nôn như:

  • Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng mệt mỏi kéo dài tác động xấu lên hệ tiêu hóa, kéo theo táo bón và làm xuất hiện dấu hiệu buồn nôn, nôn khan.
  • Triệu chứng của bệnh đau nửa đầu: Đau nửa đầu thường kích thích não bộ khiến cho cơ thể thấy rất mệt mỏi và buồn nôn nhưng không thể nôn được.
  • Không uống đủ nước: Cơ thể mất nước làm cho tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, máu không cung cấp đủ tới các bộ phận, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa, gây ra hiện tượng đau nhức bụng và buồn nôn khó kiểm soát.
  • Lượng đường huyết thấp: Lượng đường trong máu giảm xuống tác động tới dạ dày, dẫn tới cảm giác nôn nao, buồn nôn.
  • Dấu hiệu mang thai sớm: Trong thời gian đầu mang thai, hầu hết mẹ sẽ có triệu chứng buồn nôn khi cơ thể sản sinh ra hormone progesterone có tác dụng làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa. Thức ăn bị đẩy trào ngược lên phía trên gây nôn, tuy nhiên nhiều lúc mẹ sẽ có biểu hiện mệt mỏi khi mang thai, buồn nôn mà không nôn được rất khó chịu.

Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn có phải mang thai?

Cảm giác buồn nôn nhưng không thể nôn được không hẳn là do mang thai

Các dấu hiệu mang thai sớm mẹ nên biết

Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn có phải mang thai không? Nếu chị em cảm thấy buồn nôn kèm theo các dấu hiệu mang thai sớm nhất sau đây thì chắc chắn đã có thêm thiên thần nhỏ trong bụng:

Cơ thể có dấu hiệu ra máu báo thai

Một số người khi tới gần chu kỳ kinh nguyệt sẽ có dấu hiệu đau tức bụng hay ra máu âm đạo, tuy nhiên máu báo thai thường rất ít và chỉ làm hồng dịch âm đạo hoặc thay đổi màu sắc nhẹ thấy trên đáy quần lót, rất dễ nhận ra sự khác biệt giữa máu báo thai và máu hành kinh.

Máu báo thai sẽ xuất hiện khoảng ngày thứ 10-14 sau khi trứng được thụ tinh, nguyên nhân là do sau khi thụ tinh, phôi nang di chuyển vào tử cung và làm tổ tại lớp nội mạc tử cung, khiến niêm mạc tử cung bong nhẹ, máu chảy ra ngoài âm đạo với lượng nhỏ.

Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn có phải mang thai?

Máu báo thai sớm dễ nhận biết dưới đáy quần lót

Đau bụng âm ỉ báo mẹ có thai sớm

Hiện tượng đau bụng âm ỉ có thể xuất hiện sau khi trứng được thu tinh di chuyển làm tổ trong tử cung, cơ thể có sự thay đổi hormone và gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Triệu chứng đau bụng do mang thai rất dễ nhầm với đau bụng kinh hay đau bụng do rối loạn tiêu hóa, bởi vậy chị em cần theo dõi và kiểm tra thêm các dấu hiệu khác để biết chính xác bản thân có thai hay không.

Dấu hiệu thường dùng để xác định mang thai là trễ kinh

Khi mẹ mang thai, trứng làm tổ trong tử cung nên kinh nguyệt sẽ không xuất hiện nữa, thay vào đó cơ thể sản sinh ra hormone hCG làm dày niêm mạc tử cung để nuôi dưỡng thai nhi phát triển và duy trì thai kỳ. Chị em có thể thử que test tại nhà để kiểm tra lượng hormone hCG trong nước tiểu, kết quả dương tính là báo hiệu có thai.

Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn có phải mang thai?

Kết quả kiểm tra hormone hCG báo dương tính là có thai

Kích thước vùng ngực thay đổi

Dấu hiệu thụ thai sớm ở hầu hết chị em là thay đổi rõ ràng tại vùng ngực. Cơ thể người phụ nữ sẽ có sự thay đổi lớn, lượng máu tới bầu ngực tăng lên và hormone sẽ kích thích bộ phận này ngày càng to ra. Trong những tuần đầu, ngực sẽ sưng, nặng hơn, căng tức khó chịu hơn và vùng da quanh núm vú cũng sậm màu hơn.

Thay đổi hormone tác động đến tâm trạng

Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn có phải mang thai không? Nếu chị em không thấy chắc chắn thì nên quan sát thêm những dấu hiệu khác nữa. Bên cạnh các dấu hiệu báo thai sớm như trên, tâm trạng phụ nữ có thai cũng sẽ có sự khác biệt. Cơ thể sẽ sản xuất lượng estrogen và progesterone nhiều hơn và khiến mẹ bầu trở nên nhạy cảm, khó chịu, chán nản hoặc hưng phấn quá mức.

Nếu đang trong giai đoạn chuẩn bị mang thai, khi phát hiện các dấu hiệu mang thai sớm như trên, mẹ cần lưu ý để có kế hoạch thăm khám và bổ sung sắt canxi DHA cho bà bầu đầy đủ. Thời gian đầu mang thai mẹ sẽ thấy mệt mỏi, chán ăn và ốm nghén, dinh dưỡng không được đảm bảo gây thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vì vậy việc tăng cường vi chất với viên uống là điều rất nên làm trong giai đoạn này.

Viên uống sắt, canxi, DHA và hỗ trợ tăng đề kháng cho bà bầu - nhập khẩu chính hãng châu Âu

Viên uống sắt, canxi, DHA và hỗ trợ tăng đề kháng cho bà bầu

Giờ thì chị em đã biết cảm giác buồn nôn nhưng không nôn có phải mang thai không cũng như làm sao để nhận biết các dấu hiệu mang thai sớm rồi. Hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân kỹ lưỡng và sinh hoạt điều độ, ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ khi xác định đã mang thai.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn