Trang chủ » Cách chăm sóc răng miệng cho bà bầu

Cách chăm sóc răng miệng cho bà bầu

(11/08/2022)

Các bệnh răng miệng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế việc chăm sóc răng miệng khi mang thai có vai trò quan trọng và không thể bỏ qua. Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng cho bà bầu tốt nhất.

5 (100%) 2 votes

Vì sao bà bầu phải chăm sóc răng miệng?

Khi mang thai bà bầu cần được chăm sóc toàn diện về sức khỏe, dinh dưỡng và cả răng miệng. Vì sao bà bầu cần phải được chăm sóc răng miệng?

Bà bầu cần chăm sóc răng miệng vì các lý do như:

a/ Bà bầu dễ mắc các bệnh răng miệng

  • Khi mang thai bà bầu rất dễ gặp các vấn đề về răng miệng như chảy máu chân răng, viêm lợi, sưng,… do hệ miễn dịch bị suy yếu để bảo vệ an toàn cho thai nhi kết hợp với răng miệng không được chăm sóc chu đáo.
  • Bà bầu cũng có xu hướng ăn nhiều hơn, độ pH trong khoang miệng cũng thay đổi và là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi.
  • Nội tiết tố của bà bầu cũng thay đổi và là nguyên nhân gây ra bệnh viêm lợi, nha chu.

b/ Mắc bệnh răng miệng làm tăng nguy cơ sinh non

Bà bầu bị viêm chân răng hay sâu răng nặng sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào tử cung khiến môi trường nước ối bị thay đổi, kích thích quá trình chuyển dạ. Viêm lợi cũng khiến khả năng hấp thụ canxi bị suy giảm, làm tăng nguy cơ sinh non, thai nhi bị nhẹ cân, sức khỏe kém.

c/ Mẹ bị bệnh răng miệng có thể lây nhiễm cho con ngay sau khi chào đời

Sau khi trẻ chào đời mẹ bị sâu răng có thể lây cho trẻ thông qua tiếp xúc thông thường như ôm hôn, mớm cơm, cháo, sử dụng chung đồ dùng,… Vì thế bà bầu cần chăm sóc kỹ răng miệng khi mang thai và sau khi sinh con.

Cách chăm sóc răng miệng cho bà bầu

Mẹ bầu chăm sóc răng miệng là 1 trong những cách nâng cao sức khỏe thai kỳ, hạn chế nguy cơ sinh non và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ sau khi chào đời

Cách chăm sóc răng miệng cho bà bầu

Dưới đây là cách chăm sóc răng miệng cho bà bầu đúng và tốt nhất:

1. Luôn giữ sạch răng miệng

Bà bầu cần làm sạch răng miệng bằng cách:

  • Đánh răng mối ngày 2 lần vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối, trước khi đi ngủ
  • Dùng chỉ nha khoa làm sạch răng sau mỗi bữa ăn
  • Dùng nước muối sinh lý súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng

Cách chăm sóc răng miệng cho bà bầu

Bà bầu cần đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, súc miệng bằng nước muối sinh lý đẻ giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng

2. Thường xuyên khám nha khoa

Khi mang thai bà bầu vẫn nên thường xuyên khám nha khoa, đặc biệt là khi răng miệng có dấu hiệu bất thường như sưng, đau, chảy máu,… Nhờ đó có thể kịp thời phát hiện và nhanh chóng điều trị các bệnh răng miệng, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.

3. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết

Khi mang thai bà bầu cần có chế độ dinh dưỡng đa dạng, phong phú, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để nâng cao sức khỏe thai kỳ và tăng sức đề kháng, chống lại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, trong đó có khoang miệng. Các vi chất tốt cho răng, xương như canxi, phốt pho cần được chú ý bổ sung nhiều hơn. Đặc biệt, canxi là 1 trong những vi chất thiết yếu, hàm lượng cần thiết bổ sung trong thai kỳ lên tới 1.200 – 1.500mg/ngày nên cần được bổ sung bằng đường uống và thực phẩm giàu canxi như sữa và chế phẩm của sữa, đậu nành, tôm, cua,… để đáp ứng đủ nhu cầu của bà bầu và thai nhi.

Sắt cũng là 1 trong những dưỡng chất thiết yếu với thai kỳ, liều lượng bổ sung cao gấp đôi lúc chưa mang thai nên mẹ bầu cũng bổ sung bằng thực phẩm kết hợp uống sắt mới cung cấp đủ. Mẹ bầu cần uống sắt trong suốt thai kì để ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt, nâng cao khả năng miễn dịch, loại bỏ vi khuẩn gay bệnh răng miệng tốt hơn.

Các thực phẩm giàu sắt gồm có:

  • Thịt nạc đỏ (bò, lợn, dê, cừu,…)
  • Động vật thân mềm có vỏ (ngao, sò, ốc, hàu, điệp,…)
  • Rau có lá màu xanh đậm (rau cải xoăn, mồng tơi, bông cải xanh, măng tây,…)
  • Ngũ cốc nguyên cám (yến mạch, diêm mạch, đại mạch, lúa mì, các loại đậu, các loại hạt,…)

Mẹ bầu cũng cần lưu ý, các loại thuốc bổ máu dạng nước có thể khiến răng mẹ bàu ố vàng, xỉn màu. Vì thế nếu sử dụng sắt nước, bà bầu nên đánh răng ngay sau khi uống để giúp răng hạn chế tình trạng ố màu gây mất thẩm mĩ. Hoặc mẹ cũng có thể lựa chọn các loại sắt viên dễ hấp thu để hạn chế tình trạng này.

Bà bầu uống sắt viên không gây ố vàng răng

Viên sắt cho bà bầu – hỗ trợ dễ hấp thu sắt và phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt

4. Những lưu ý cho bà bầu khi điều trị các bệnh răng miệng

Khi điều trị bệnh răng miệng bà bầu cũng cần lưu ý:

  • Trám răng vào thời điểm an toàn: Khi bị sâu răng nặng việc trám răng là cần thiết nhưng mẹ bầu tuyệt đối không trám răng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu có thể, hãy trì hoãn đến sau khi sinh nở. Trường hợp không thể trì hoãn đến sau sinh mẹ bầu có thể trám/nhổ răng vào tháng thứ 7, 8 của thai kỳ.
  • Lấy cao răng khoảng 3 – 6 tháng 1 lần để hạn chế chỗ khu trú và hoạt động của vi khuẩn, giúp mẹ bầu có hàm răng sáp, không bị ố màu.
  • Điều trị viêm lợi theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo dược, tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực cho thai nhi. Hàng ngày mẹ bầu cũng nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng viêm lợi.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mẹ bầu bị sâu răng cũng khiến hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ hoạt động không hiệu quả sau khi chào đời, thậm chí còn tạo ra tác động tiêu cực tới một vài bệnh lý khác. Do đó, việc chăm sóc răng miệng khi mang thai là rất quan trọng, mẹ bầu cần chăm sóc đúng cách, tuyệt đối không được lơ là.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn