Trang chủ » Cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau

Cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau

(20/02/2024)

Việc mẹ chọn sai thời điểm hay áp dụng sai cách để cai sữa có thể gây đau đớn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ cũng như tâm lý của con. Dưới đây là một số cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau, mẹ có thể tham khảo áp dụng.

Rate this post

Tại sao khi cai sữa cho bé mẹ thường bị đau tức bầu ngực?

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất chủ yếu và hoàn chỉnh nhất với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng đến thời điểm thích hợp, mẹ cần phải cai sữa cho bé để con có thể nhận được đầy đủ và đa dạng các dưỡng chất từ thức ăn.

Cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau

Mẹ cai sữa thường sẽ bị căng tức bầu ngực

Việc cai sữa đột ngột có thể khiến bé yêu bị tổn thương tâm lý, quấy khóc liên tục. Trong khi đó, vì cơ thể mẹ đã quen với việc tiết sữa đều đặn mỗi ngày nên nếu cai sữa cho bé đột ngột có thể khiến bầu ngực mẹ gặp một số vấn đề như:

  • Bị căng sữa, ngứa và tức ngực rất khó chịu do mô tuyến sữa bị phù nề, khi bầu vú đầy sữa làm vú căng, nóng và đau.
  • Một lượng sữa lớn tiết ra nhưng không được tiêu thụ có thể gây hiện tượng tắc tia sữa, tắc ống dẫn sữa, làm vú xuất hiện những cục đỏ và đau.
  • Nhiễm trùng, gây sốt, xuất hiện vùng sưng nóng đỏ đau trên bầu vú và nặng hơn là áp xe vú.

Thông thường tình trạng căng đau nơi ngực chỉ kéo dài khoảng vài ngày hoặc 1 tuần, sau đó lượng sữa tiết ra sẽ giảm dần, giảm gánh nặng cho bầu ngực. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng này mẹ cần cho bé cai sữa khi cả mẹ và trẻ đều đã sẵn sàng và áp dụng những cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau.

Cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau

Dưới đây là một số cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau hiệu quả, các mẹ có thể tham khảo áp dụng:

  • Tăng cường bữa ăn dặm

Với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể giảm dần vai trò của sữa mẹ bằng cách tập cho con ăn dặm với những thức ăn của người lớn để làm quen dần với các mùi vị món ăn khác. Bên cạnh việc chế biến nhiều món ngon và bổ dưỡng cho trẻ, mẹ nên tăng thêm các bữa phụ để bé không còn cảm giác đói. Nhờ đó con có thể giảm tần suất đòi bú mẹ. Lưu ý chế biến những món ăn như: Bột, cháo mẹ cần nghiền nhỏ, thật mềm để vừa loại trừ nguy cơ bị hóc, nghẹn vừa tốt cho tiêu hóa và sự phát triển răng của trẻ.

  • Bỏ cữ bú từ từ hoặc rút ngắn thời gian cho bú

Thay vì đột ngột ngừng hẳn việc cho trẻ bú, các mẹ hãy lên kế hoạch giảm từ từ các cữ bú hoặc rút ngắn thời gian cho bú. Ví dụ, nếu bình thường mỗi ngày mẹ cho bé bú từ 7 – 8 lần trong khoảng 5 phút, thì có thể giảm xuống còn 3 – 4 lần trong vòng 3 phút. Sau đó tiếp tục giảm dần đến khi ngưng cho bé bú hoàn toàn.

Cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau

Bỏ cữ bú từ từ hoặc rút ngắn thời gian cho bú giúp cai sữa cho bé mà mẹ không đau

  • Cho trẻ tập quen với việc không bú mẹ

Để trẻ tạm rời xa bú mẹ là một trong những cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau hay căng tức ngực. Mẹ có thể tìm những cách khác để âu yếm con (như: Ôm, nắm tay, xoa bóp, đặt bé ngồi vào lòng mẹ…), cho con tham gia những trò chơi vận động để bế quên đi việc đòi bú hoặc tập cho trẻ ngậm ti giả để làm quen với việc bú bình giúp việc cai sữa mẹ nhanh chóng hơn. Hoặc mẹ có thể thoa tỏi, mướp đắng hoặc mùi bé ghét lên đầu ti… để con bỏ bú dễ dàng hơn.

  • Thay đổi thói quen của bé

Thay đổi lịch trình thường nhật là một trong những mẹo cai sữa không đau được nhiều người áp dụng nhằm khiến trẻ quên đi việc bú mẹ. Theo đó, mẹ nên thức dậy sớm hơn con để tập cho bé bỏ thói quen tìm ti mẹ mỗi khi ngủ dậy, thay đổi quần áo hoặc ghế mẹ vẫn thường ngồi cho bé bú. Hoặc mẹ cũng có thể gửi con về nhà ông bà để con quen dần với việc thiếu hơi mẹ. Từ đó không còn đòi bú mẹ nữa.

Bé có thể gặp phải vấn đề sức khỏe gì sau khi cai sữa mẹ?

Song song với việc áp dụng cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau, sau khi cho bé cai sữa, mẹ có thể nhận thấy sự phát triển lớn mạnh ở con khi được tiếp xúc nguồn dinh dưỡng mới lạ hơn. Bên cạnh đó cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều căn bệnh trẻ nhỏ như:

  • Chứng rối loạn hệ tiêu hóa với các biểu hiện như: Tiêu chảy nặng hoặc táo bón, kèm theo nôn trớ nhiều, đầy bụng và khó tiêu…
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp gây sổ mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan…
  • Suy dinh dưỡng, còi xương và ảnh hưởng đến cả sự phát triển giai đoạn trưởng thành sau này.

Do đó, mẹ hãy chú ý bổ sung tăng cường chế độ dinh dưỡng cân đối và khoa học cho con, giúp con phát triển tốt nhất. Ngoài ra, mẹ cũng cần cung cấp đa dạng dinh dưỡng cho mẹ, kết hợp với viên uống canxi, DHA, sắt cho mẹ sau sinh để đảm bảo nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể mẹ nhé!

Viên uống bổ sung sắt cho mẹ sau sinh nhập khẩu châu Âu

Viên sắt cho mẹ sau sinh nhập khẩu châu Âu

Cai sữa cho bé là một hành trình khó khăn đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên trì của cả mẹ và trẻ. Những cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau sẽ giúp bé yêu cai sữa thành công, nhanh chóng và phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tìm hiểu ăn rau gì để tiêu sữa sẽ giúp mẹ cai sữa hiệu quả, an toàn.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn