Trang chủ » Bụng thấp khi mang thai: khi nào mẹ cần đến gặp bác sĩ

Bụng thấp khi mang thai: khi nào mẹ cần đến gặp bác sĩ

(02/06/2021)

Bụng thấp khi mang thai là tình trạng thường gặp và không nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên cũng có một số trường hơp bụng bầu thấp đi kèm những biểu hiện bất thường của cơ thể mà các mẹ không thể xem nhẹ. Mẹ bầu bụng thấp cần đến bác sĩ khi nào?

 

Rate this post

Bụng thấp khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở rất nhiều mẹ bầu. Đối với những mẹ mang thai lần đầu còn gặp nhiều bỡ ngỡ, do đó bụng bầu thấp còn gây nên nhiều lo lắng trong thai kì. Các mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho thai kì để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, theo dõi những biểu hiện bất thường của cơ thể để đảm bảo an toàn cho thai kì của mình.

Bụng thấp khi mang thai: khi nào mẹ cần đến gặp bác sĩ

Bổ sung đầy đủ sắt axit folic, canxi, DHA cho bà bầu trong thai kì giúp mẹ có một thai kì an toàn và khỏe mạnh

Bụng bầu thấp phản ánh điều gì trong thai kì?

Vị trí làm tổ của thai nhi trong tử cung

Trứng sau khi được thu tinh sẽ tạo thành hợp tử và di chuyển đến làm tổ trong tử cung. Vị trí làm tổ của hợp tử trong tử cung chính là vị trí mà thai nhi sẽ lớn lên trong suốt 9 tháng mang thai. Đối với những mẹ bụng bầu thấp phần lớn là do thai nhi làm tổ ở vị trí thấp trong tử cung. Những mẹ bụng bầu cao hơn do thai nhi làm tổ ở phía cao hơn gây nên.

Hình dáng bụng bầu là hiện tượng phản ánh rõ ràng nhất về vị trí làm tổ của thai nhi trong tử cung. Bụng bầu thấp hay cao đều không gây nguy hiểm đến sức khỏe, do đó mẹ bầu không cần lo lắng về vấn đề này.

Bụng thấp khi mang thai: khi nào mẹ cần đến gặp bác sĩ

Bụng thấp khi mang thai do thai nhi làm tổ ở vị trí thấp trong tử cung

Cơ bụng khác nhau giữa các mẹ bầu

Ngoài vị trí làm tổ của thai nhi khác nhau thì bụng bầu thấp còn nói lên cơ bụng của các mẹ khác nhau ra sao. Những mẹ mang thai lần đầu cơ thể còn săn chắc đặc biệt là cơ bụng. Cơ bụng săn chắc dẻo dai có thể nâng đỡ toàn bộ túi thai một cách tốt nhất. Những mẹ trải qua nhiều lần sinh đẻ sẽ có cơ bụng không còn linh hoạt và khỏe như trước nữa, do đó những mẹ bầu này sẽ dễ gặp tình trạng bụng bầu thấp hay túi thai nằm thấp hơn so với những mẹ mang thai lần đầu.

Bụng bầu thấp có phản ánh giới tính em bé hay không?

Nhiều người quan niệm rằng hình dáng bụng bầu sẽ cho biết được bạn sẽ sinh bé trai hay bé gái. Bởi thế, nếu các mẹ mang thai bé trai thì bụng bầu sẽ ở vị trí thấp và nhô ra trước. Nếu mang thai bé gái thì bụng bầu sẽ ở vị trí cao và bè sang hai bên.
Tuy nhiên thì trên thực tế, các nhà khoa học cho biết rằng quan niệm này thực sự không chính xác. Kích thước và hình dáng bụng bầu phụ thuộc vào cùng cơ bụng vào chiều cao của bạn. Nếu như mẹ bầu có chiều cao vượt trội, bụng bầu sẽ ở vị trí nhô cao. Những mẹ bầu có chiều cao khiêm tốn thì bụng bầu sẽ bè sang hai bên.

Bụng thấp khi mang thai: khi nào mẹ cần đến gặp bác sĩ

Bụng thấp khi mang thai không phản ánh giới tính thai nhi

Bụng thấp khi mang thai mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ trong những trường hợp nào

Bụng bầu thấp đi kèm dấu hiệu chuyển dạ

Vào tháng cuối của thai kì, mẹ bụng bầu thấp có đi kèm những biểu hiện sau đây rất dễ là dấu hiệu chuyển dạ. Các mẹ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời.

  • Xuất hiện cơ co thắt: Các cơn co thắt chuyển dạ thật sự sẽ mạnh, đau khiến các mẹ khó chịu và không giảm dù các mẹ đã thay đổi tư thế. Tần suất các cơn co diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5 – 7 phút sẽ có một cơn co kéo dài từ 30 giây đến 1 phút.
  • Mẹ bầu cảm thấy nặng nề và có thể thấy đau vùng xương chậu: Cảm giác này các mẹ có thể sẽ cảm nhận rõ hơn khi các mẹ đi bộ, càng gần ngày chuyển dạ thì các mẹ đi lại cảm thấy nặng nề và khó khăn hơn.
  • Tăng tiết dịch âm đạo: Áp lực do thai nhi tạo ra khi chuẩn bị chuyển dạ khiến cổ tử cung mỏng dần và giãn nở. Điều này sẽ dẫn đến việc các chất nhầy bị đẩy ra khỏi cơ thể một cách dần dần và tăng tần suất tiết dịch âm đạo.
  • Mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn: Bởi khi bụng bầu tụt xuống thấp thì bàng quan sẽ chịu 1 áp lục lớn từ túi thai, nên sẽ khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn. Trừ những trường hợp các mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, thì ngay cả khi thai nhi không tụt xuống thấp cũng sẽ có dấu hiệu này.

Bụng thấp khi mang thai: khi nào mẹ cần đến gặp bác sĩ

Các mẹ nên chú ý khi bụng tụt thấp đi kèm dấu hiệu chuyển dạ nhé

Bụng bầu thấp đi kèm đau bụng dữ dội 

Từ giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi sẽ có những chuyển động liên tục trong bụng mẹ. Đến gần những tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ chuẩn bị quay đầu trong khi lưng sẽ di chuyển từ bên này sang bên kia thành bụng khiến kích thước bụng bầu có sự thay đổi. Nếu trong thời gian này mẹ bầu có bụng bầu thấp nhận thấy cơ thể có những cơn đau bụng dưới dữ dội thì không nên xem nhẹ.

Đau bụng dưới khi mang thai là tiềm ẩn của nhiều rủi ro cho sức khỏe của mẹ và thai nhi trong thai kì như: thai ngoài tử cung, thai lưu, dọa sảy thai…. Do đó, khi gặp phải đau bụng bất thường, các mẹ cần thông báo cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời, đặc biệt là vào thời gian đầu của thai kỳ. Điều này vô cùng cần thiết để xác định nguyên nhân đau bụng dưới có gây nguy hiểm cho thai phụ không.

Bụng thấp khi mang thai: khi nào mẹ cần đến gặp bác sĩ

Các mẹ nên đến gặp bác sĩ nếu bụng tụt thấp kèm đau bụng dữ dội

Bụng bầu thấp kèm xuất huyết âm đạo 

Nhau bám thấp, nhau bong non là nguyên nhân gây chảy máu nghiêm trọng nhất ở những tháng cuối của thai kì, chiếm khoảng 30% số trường hợp. Xuất huyết có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng phổ biến nhất trong ba tháng cuối của thai kỳ. Các lực cơ học của chuyển dạ có thể gây vỡ các mạch máu nhỏ, khiến chúng vỡ ra. Do lượng máu trẻ sơ sinh tương đối nhỏ, thậm chí một lượng nhỏ máu mất do mạch máu tiền đạo có thể gây ra xuất huyết nghiêm trọng cho thai nhi và làm chết bào thai.

Nếu các mẹ bắt gặp tình trạng bụng bầu thấp đi kèm xuất huyết trong thai kì, đặc biệt là 3 tháng cuối cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chuẩn đoán kịp thời nhé.

Với những thông tin hữu ích trong bài viết trên hi vọng có thể cung cấp cho các mẹ thêm những kiến thức và kinh nghiệm quý giá cho hành trình 9 tháng mang thai của mình. Bụng bầu thấp không nguy hiểm tới sức khỏe những các mẹ cần đặc biệt theo dõi thêm những biểu hiện của bản thân để có thể can thiệp kịp thời.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn