Trang chủ » Túi thai bám thấp và rau bám thấp có phải là một không

Túi thai bám thấp và rau bám thấp có phải là một không

(30/05/2021)

Túi thai bám thấp và rau bám thấp là 2 hiện tượng thường gặp ở nhiều mẹ bầu và gây tác động xấu đến sức khỏe thai kì. Giải đáp thắc mắc của nhiều mẹ bầu túi thai bám thấp và rau bám thấp có phải là một không? Và những chú ý trong chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để cải thiện tình trạng này là gì?

Rate this post

Túi thai bám thấp là gì?

Túi thai là nơi nuôi dưỡng thai nhi từ khi hình thành hợp tử nhỏ xíu tới khi bé chào đời. Khi siêu âm, ở tuần thai thứ 4 – 5, sẽ thấy túi thai màu đen trong tử cung và nhờ vậy có thể xác đinh là đã mang thai. Điểm màu trắng nhỏ hiện lên trong túi thai chính là phôi thai. Ở tuần thứ 7, em bé trong bụng chưa gọi là thai nhi mà gọi là phôi thai. Khi siêu âm sẽ thấy có một vòng tròn ở ngang bên cạnh phôi thai. Đây gọi là túi noãn hoàng, giống như hộp cơm của em bé. Em bé sẽ nhận dinh dưỡng từ túi noãn hoàng để lớn lên, cho tới khi nhau thai và dây rốn hình thành.

Túi thai bám thấp là tình trạng túi thai làm tổ xuống đoạn eo của tử cung. Vị trí của túi thai bất thường sẽ dọa sảy và khiến nguy cơ sinh non cao hơn bình thường. Túi thai nằm thấp khi chuyển dạ cũng có nguy cơ khiến mẹ khó sinh hơn, hoặc khó xoay ngôi thai trong các trường hợp ngôi ngược, ngôi ngang ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi.

Túi thai bám thấp và rau bám thấp có phải là một không

Túi thai thấp gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ

Túi thai bám thấp và rau bám thấp có phải là một không

Để tìm hiểu xem túi thai bám thấp và rau bám thấp có phải là một không trước hết chúng ta cần biết rau bám thấp là gì?

Rau bám thấp là gì?

Rau thai hay còn gọi là nhau nhai, bánh nhau, được gắn vào thành tử cung. Nhau là một cơ quan rất quan trọng nối thai nhi với cơ thể mẹ qua dây rốn. Đây là một cơ quan đặc biệt, duy nhất mà cơ thể tạo ra khi bạn mang thai và tự loại bỏ trong quá trình sinh con. Nhau đảm nhận nhiệm vụ cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, tiết ra một số kích thích tố cần thiết cho cơ thể người mẹ trong quá trình mang thai. Ngoài ra, bánh nhau còn bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng.

Rau bám thấp là tình trạng bánh nhau không bám ở phần đáy của tử cung mà bám vào vị trí gần cổ tử cung. Bình thường bánh nhau bám ở đáy tử cung còn trường hợp nhau bám thấp hay còn gọi là một trong các dạng của nhau tiền đạo, nghĩa là túi thai sẽ làm tổ tại đoạn eo cổ tử cung thay vì thân hoặc đáy tử cung như bình thường.

Túi thai bám thấp và rau bám thấp có phải là một không

Rau bám thấp khiến mẹ bầu bị xuất huyết trong thai kì

Túi thai bám thấp và rau bám thấp có phải là một không

Từ những thông tin trên ta thấy được túi thai và bánh rau là 2 bộ phần khác nhau. Trong đó túi thai bám thấp và rau bám thấp cũng là 2 hiện tượng hoàn toàn khác biệt. Tuy nhiên 2 hiện tượng này đều gây những tác động xấu cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong thai kì đặt biệt là quá trình chuyển dạ.

Rau bám thấp có thể khiến cho mẹ bầu bị xuất huyết nhiều trong thai kì gây nên tình trạng bà bầu bị thiếu máu trầm trọng khi mang thai. Vào những tháng cuối của thai kì sẽ có những cơn co sinh lí làm giãn phần cơ tử cung ở đoạn dưới  nhưng bánh rau không giãn ra được gây bong một phần của bánh rau và chảy máu.

Đặc điểm chung của túi thai nằm thấp và rau bám thấp đó là gây khó khăn cho các mẹ khi chuyển dạ. 2 tình trạng này có thể gây chảy máu, dọa sảy thai, sảy thai hoặc đẻ non, trong chuyển dạ có thể gây nên tình trạng đẻ khó hoặc khả năng điều chỉnh ngôi thai không tốt, tình trạng này làm ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và con.

Túi thai bám thấp và rau bám thấp có phải là một không

Túi thai bám thấp và rau bám thấp là 2 hiện tượng hoàn toàn khác nhau

Những chú ý chung khi mẹ bầu bị túi thai bám thấp và rau bám thấp

Trong bất kì trường hợp nào mẹ bầu cũng phải ghi nhớ những chú ý sau để bảo đảm sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Cụ thể:

  • Nếu phát hiện có ra máu khi đi tiểu, có thể không kèm đau bụng, các mẹ cần đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa ngay để được kiểm tra ngay.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi tuyệt đối, không lo lắng nhiều ảnh hưởng tới cả thai nhi
  • Tránh vận động nhiều và hạn chế đi xe máy trong thời gian này.
  • Nên quyết định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Tuyệt đối tránh quan hệ vợ chồng.
  • Ăn uống đủ dưỡng chất, ăn những thức ăn dễ tiêu, ăn nhiều hoa quả an toàn.
  • Uống bổ sung nhóm chất tạo máu bao gồm sắt và axit folic, vitamin B12, vitamin B6. Ưu tiên chọn viên uống ở dạng hữu cơ dễ hấp thụ để tránh các tác dụng phụ, có thể gây táo bón, đầy bụng…

Túi thai bám thấp và rau bám thấp có phải là một không

Bổ sung nhóm chất tạo máu được ưu tiên hàng đầu

Túi thai bám thấp hoặc rau bám thấp hoàn toàn cho thể theo dõi và cải thiện được nếu các mẹ có đủ kiến thức và kinh nghiệm trong khi mang thai. Các mẹ nên thăm khám thai định kì để theo dõi sự phát triển của túi thai và rau thai cùng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lí. Chúc các mom có một thai kì an toàn và khỏe mạnh.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn