Trang chủ » Bị đau đầu tuổi dậy thì có sao không?

Bị đau đầu tuổi dậy thì có sao không?

(16/08/2023)

Đau đầu là tình trạng khá phổ biến ở trẻ dậy thì, đặc biệt là ở những bé gái. Bị đau đầu tuổi dậy thì có sao không? Điều trị, cải thiện đau đầu cho bé như thế nào thì an toàn, hiệu quả, nhanh chóng? Tìm hiểu về chứng đau đầu ở trẻ dậy thì.

Rate this post

Bị đau đầu tuổi dậy thì có sao không?

Trẻ dậy thì hay gặp những cơn đau đầu ở mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng khiến các bé cảm thấy khó chịu, chất lượng cuộc sống và khả năng học tập cũng bị ảnh hưởng. Những cơn đau đầu cũng là nguyên nhân khiến tâm trạng của các bé trở nên thất thường hơn. Điều các bậc cha mẹ quan tâm là bị đau đầu tuổi dậy thì có sao không? Và làm thế nào để điều trị cũng như ngăn ngừa đau đầu ở trẻ dậy thì?

Bị đau đầu tuổi dậy thì có sao không?

Bị đau đầu tuổi dậy thì có sao không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì? Do những thay đổi sinh lý trong cơ thể hay do trẻ đã mắc bệnh lý? Thông thường trẻ dậy thì bị đau đầu là do hoạt động của các neuron thần kinh trong não có sự thay đổi đột ngột hoặc do huyết áp giảm xuống khiến các mạch máu không cung cấp đủ oxy cho não bộ.

Một số bé gái trong giai đoạn dậy thì bị đau đầu là do tình trạng thiếu máu thiếu sắt do chu kỳ kinh nguyệt làm mất đi một lượng máu. Trong khi đó chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết để bù lại lượng máu cơ thể đang bị thiếu hụt. Bổ sung sắt cho trẻ dậy thì bằng thực phẩm giàu sắt kết hợp uống viên sắt sẽ giúp các bé nhanh chóng bù lại lượng sắt đã mất đi trong những ngày có kinh nguyệt. Tuy nhiên một số trẻ lại bị đau đầu do mắc bệnh lý nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, u não,…

Viên sắt giúp hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Viên sắt giúp hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Phân loại đau đầu ở trẻ dậy thì

  • Đau đầu thông thường: Những cơn đau đầu thông thường khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi nhưng không gây nguy hiểm, thường do trẻ bị căng thẳng hoặc do thời tiết thay đổi.
  • Đau nửa đầu: Khi này những cơn đau sẽ mạnh hơn và kéo dài hơn, thậm chí có thể kèm theo sốt, nôn mửa. Những cơn đau đầu này không gây nguy hiểm tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả học tập của bé. Riêng bệnh đau nửa đầu do biến chứng thần kinh có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của bé.
  • Đau đầu dữ dội: Trẻ bị đau đầu dữ dội, kéo dài có thể là triệu chứng của các bệnh lý như viêm xoang, viêm tai giữa, rối loạn kinh nguyệt, các bệnh ở răng, mắt, não bộ, tim mạch,…

Nguyên nhân trẻ dậy thì bị đau đầu

Bị đau đầu tuổi dậy thì có sao không?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu ở trẻ dậy thì

Để điều trị chứng đau đầu tuổi dậy thì cần căn cứ vào nguyên nhân gây đau đầu để chủ động phòng tráng và sử dụng phác đồ điều trị phù hợp.

Các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ dậy thì bị đau đầu gồm có:

  • Thức khuya, ngủ không đủ giấc.
  • Căng thẳng do áp lực học tập, mối quan hệ với gia đình, bạn bè,…
  • Ăn quá nhiều các món có nhiều đường – đặc biệt là đường hóa học như bánh, kẹo, nước ngọt,… chất béo – đặc biệt là các món chiên, xào, thức ăn nhanh,…; các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói,…; đồ uống có cồn như rượu, bia hay đồ uống chứa caffeine như cà phê, sô cô la,…
  • Thời tiết thay đổi hoặc môi trường ô nhiễm
  • Cơ thể không được cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng
  • Các bé gái trong những ngày đèn đỏ hoặc trong giai đoạn sử dụng thuốc tránh thai.
  • Trẻ mắc bệnh lý về thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, thiếu máu, cảm, nhiễm khuẩn,…

Điều trị, cải thiện chứng đau đầu cho trẻ dậy thì

Bị đau đầu tuổi dậy thì có sao không?

Não bộ không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết có thể dẫn đến đau đầu ở tuổi dậy thì

Tùy từng nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ dậy thì mà chúng ta có những cách phòng ngừa, cải thiện khác nhau. Với phần lớn các nguyên nhân do sinh hoạt, lối sống cha mẹ chỉ cần hỗ trợ, khuyến khích trẻ thực hiện lối sống lành mạnh như:

  • Không thức khuya, đi ngủ trước 23h và ngủ đủ 6 – 8h/ngày
  • Ăn uống đa dạng để bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi. Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, caffeine, đường hóa học và nước ngọt có ga. Hạn chế ăn thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn như gà rán, khoai tây chiên, dăm bông, xúc xích, thịt nguội,…
  • Bổ sung đủ sắt cho bé gái thông qua thực phẩm và uống viên sắt khi cần thiết để cung cấp đủ sắt cho cơn thể, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt cho trẻ dậy thì. Tìm hiểu sắt uống trước hay sau ăn thì có hiệu quả hấp thụ tốt nhất để tối ưu hiệu quả bổ sung, nhanh chóng cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
  • Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao để thúc đẩy tuần hoàn máu và trao đổi chất, cung cấp đủ oxy cho não bộ.
  • Tránh các khu vực bị ô nhiễm.
  • Đi khám ngay khi các cơn đau đầu kéo dài, mức độ và cường độ cơn đau tăng cao; bị đau đầu, nôn mửa vào buổi sáng (khi mới thức dậy); có cảm giác choáng váng khi đột ngột thay đổi tư thế.

Đau đầu tuổi dậy thì phổ biến hơn ở các bé gái. Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến các bé gái bị đau đầu là do thiếu máu thiếu sắt. Tăng cường bổ sung sắt bằng các loại thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hàng ngày giúp bé bù lại lượng sắt bị mất đi khi đèn đỏ. Trong những trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định uống sắt để nhanh chóng bù lại lượng sắt cơ thể đang thiếu hụt.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn