Bà bầu bị tụt huyết áp nên ăn gì và không nên ăn gì?

(10/05/2022)

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị tụt huyết áp khi mang thai và duy trì huyết áp ở mức bình thường. Tìm hiểu bà bầu bị tụt huyết áp nên ăn gì và không nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong bụng

Rate this post

Dấu hiệu khi bị tụt huyết áp mẹ bầu nên biết

Tụt huyết áp khi mang thai có thể xảy ra ở nhiều giai đoạn nhất là vào 3 tháng đầu tiên của thai kì. Tuy nhiên một số dấu hiệu của tụt huyết áp dễ bị các mẹ nhầm lẫn là dấu hiệu của nôn nghén. Những dấu hiệu của tình trạng tụt huyết áp khi mang thai mà các mẹ không nên bỏ qua:

  • Buồn nôn và có thể nôn
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi
  • Hoa mắt, chóng mặt, nhất là khi đổi tư thế
  • Đau đầu, thiếu tập trung trong tất cả mọi việc
  • Da dẻ xanh xao, nhợt nhạt và thiếu sắc hồng
  • Thường khát nước, ngay cả khi vừa uống trước đó
  • Cảm thấy lạnh nhưng cơ thể lại vã mồ hôi

Nếu các mẹ thấy có bất kì dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể thì nên cẩn thận quan sát, tìm hiểu nguyên nhân bà bầu bị tụt huyết áp và có biện pháp xử lí kịp thời. Nếu tụt huyết áp do sự thay đổi sinh lý trong những tháng đầu tháng kỳ thì không có biện pháp điều trị cụ thể. Tuy nhiên, nếu huyết áp ở mức giá trị quá thấp, các mẹ cần được sự can thiệp của bác sĩ.

Bà bầu bị tụt huyết áp nên ăn gì và không nên ăn gì?

Tụt huyết áp khi mang thai có thể xảy ra ở nhiều giai đoạn nhất là vào 3 tháng đầu tiên của thai kì

Bà bầu bị tụt huyết áp nên ăn gì?

Bà bầu bị tụt huyết áp nên ăn gì là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Chế độ ăn uống hằng ngày ảnh hưởng rất lớn tới chỉ số huyết áp của các mẹ. Ăn uống đúng cách góp phần giúp huyết áp ổn định hơn. Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn trong thời gian mang thai giúp cải thiện tình trạng tụt huyết áp như:

Những thực phẩm giàu sắt, axit folic, vitamin B12

Sự thiếu hụt sắt, vitamin B12 và axit folic cũng là một trong những nguyên nhân bà bầu bị tụt huyết áp. Trong bữa ăn hằng ngày các mẹ cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt, axit folic, vitamin B12 như:

  • Gan lợn, gan gà
  • Trứng gà
  • Các loại hạt họ đậu
  • Bông cải xanh, rau chân vịt…
  • Trái cây họ cam quýt….

Ngoài ra các mẹ cũng nên kết hợp sử dụng viên sắt cho bà bầu để bổ sung sắt, axit folic cho bà bầu hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Bà bầu bị tụt huyết áp nên ăn gì và không nên ăn gì?

Lưu ý các mẹ nên uống viên sắt sau ăn sáng 1-2h, tuyệt đối không uống sắt buổi tối và uống sắt cùng lúc với viên canxi nhé.

Nho khô

Đây là thực phẩm được coi như một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để điều trị huyết áp thấp. Nho khô giúp duy trì huyết áp mức độ bình thường bằng cách hỗ trợ các chức năng của tuyến thượng thận.

Để cho tác dụng cao nhất thì buổi tối các mẹ nên ngâm 10 quả nho khô rồi sử dụng chúng vào sáng hôm sau. Duy trì ăn nho khô trong khoảng 1 tháng, mẹ bầu sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt về chứng tụt huyết áp của bản thân.

Bà bầu bị tụt huyết áp nên ăn gì và không nên ăn gì?

Nho khô giúp duy trì huyết áp mức độ bình thường

Hạnh nhân

Hạnh nhân rất giàu axit béo omega-3 và ít chất béo bão hòa nhờ đó hạnh nhân không chỉ giúp các mẹ ổn định huyết áp mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Những món ăn chế biến từ hạnh nhân như sữa hạnh nhân, bánh mì hạnh nhân…….

Các mẹ có thể pha nước hạnh nhân uống trong vài tuần bằng cách sau:

  • Ngâm 4 – 5 quả hạnh nhân qua đêm.
  • Sau đó bóc vỏ và tán nhuyễn hạnh nhân.
  • Trộn bột hạnh nhân với nước sôi dùng vào buổi sáng.

Bà bầu bị tụt huyết áp nên ăn gì và không nên ăn gì?

Hạnh nhân là món ăn tốt cho mẹ bầu bị tụt huyết áp

Bà bầu không nên ăn gì khi bị tụt huyết áp

  • Không ăn món ăn nhiều dầu mỡ: Những món ăn nhiều dầu mỡ không tốt cho huyết áp của các mẹ. Không những vậy những món ăn này còn không tốt cho tim mạch, gan và nhiều cơ quan khác trên cơ thể
  • Các thực phẩm có tính lạnh :Những thực phẩm quen thuốc có tính lạnh như rau bina, cần tây, dưa, dưa hấu, đậu đỏ, hạt hướng dương, tảo bẹ, hành tây đều có tác dụng hạ huyết áp, vì thế những mẹ bầu bị tụt huyết áp không nên ăn.
  • Cà chua, mướp đắngCà chua và mướp đắng là hai thực phẩm có tác dụng hạ huyết áp, khiến huyết áp của các mẹ càng thấp hơn. Do đó Người bị huyết áp thấp mà ăn nhiều cà chua sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
  • Hạt dẻ nướng, sữa ong chúa: Hai thực phẩm này làm giảm huyết áp, vì thế các mẹ không nên ăn.
  • Rễ cam thảo: Rễ cam thảo được xem là một loại thảo dược dành cho người tụt huyết áp. Tuy nhiên rễ cam thảo lại không tốt đối với phụ nữ mang thai. Nếu vô tình hấp thụ chiết xuất rễ cam thảo quá nhiều, nguy cơ bị sẩy thai hoặc sinh non ở mẹ bầu sẽ tăng gần gấp đôi. Ngoài ra, ăn nhiều cam thảo còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trí não em bé sau này.

Bà bầu bị tụt huyết áp nên ăn gì và không nên ăn gì?

Mẹ bầu bị tụt huyết áp không nên ăn mướp đắng

Bài viết trên đã giúp các mẹ giải đáp phần nào thắc mắc về bà bầu bị tụt huyết áp nên ăn gì và không nên ăn gì . Từ những thông tin trên hy vọng các mẹ sẽ xây dựng được chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp hơn.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Bộ 4 vi chất Sắt – Axit Folic, Canxi D3, DHA và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu – sau sinh nhập khẩu Châu Âu chính hãng
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
– Chela – Ferr Forte được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu, có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate và Axit Folic. Hỗ trợ bổ sung và dễ hấp thụ sắt. Hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt.
– Chela – Ferr Forte đã được nghiên cứu lâm sàng chứng nhận hiệu quả: Trên 90% phụ nữ mang thai đã hoàn toàn hết thiếu máu và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu. 100% trường hợp thiếu máu nhẹ đã hết thiếu máu
– Chela – Calcium D3 có chứa calcium amino acid chelate Albion® giúp bổ sung canxi và vitamin D3, hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.
– Gold DHA cung cấp DHA và Axit Folic cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
– Prenalen với thành phần từ Kẽm, Vitamin C và các chiết xuất tự nhiên: tỏi khô, mâm xôi đỏ, … giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu, mẹ cho con bú, người cần tăng cường sức đề kháng. – Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. – Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
GPQC: 01343/2018/ATTTP-XNQC; 2141/2020/ATTP-XNQC; 2144/2020/XNQC-ATTP; 3705/2020/XNQC-ATTP

 

Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn