Trang chủ » 3 cách chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh

3 cách chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh

(23/11/2023)

Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý thường gặp và là nỗi sợ của nhiều phụ nữ sau sinh. Gợi ý 3 cách chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh cho mẹ trong bài viết dưới đây.

Rate this post

Nứt kẽ hậu môn sau sinh nguy hiểm như thế nào?

Nứt kẽ hậu môn được hiểu là vết rách cấp tính theo chiều dọc hoặc vết loét mãn tính hình oval ở lớp biểu mô vảy của ống hậu môn. Mẹ sau sinh gặp phải tình trạng này nếu không sớm kịp thời chữa trị thì có thể bệnh sẽ phát triển thành những biến chứng nguy hiểm như:

  • Ảnh hưởng tâm sinh lý: Nứt kẽ hậu môn sinh ra rất nhiều những phiền toái trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, làm ảnh hưởng tới tâm lý rất nhiều của người mẹ. Bệnh gây ra đau rát, ngứa ngáy, đại tiện ra máu khiến cho mẹ luôn cảm thấy chán nản, căng thẳng, stress…làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé đang bú mẹ.
  • Mất máu và thiếu máu: Nứt kẽ hậu môn tạo ra những vết thương hở làm chảy máu tươi, đặc biệt là sau khi đại tiện. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài sẽ gây chảy máu nhiều hơn dẫn đến nguy cơ thiếu sắt, thiếu máu. 
  • Nứt kẽ hậu môn mạn tính: Đa số các trường hợp bị nứt kẽ hậu môn sau sinh sẽ tự lành sau 4-6 tuần nếu không bị táo bón. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh kéo dài hơn 8 tuần thì bệnh sẽ thành mãn tính.
  • Gây nhiễm trùng: Hậu môn là vùng tập trung nhiều vi khuẩn nhất trên cơ thể, nứt kẽ hậu môn khiến hậu môn luôn ẩm ướt và chảy máu. Từ đó tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm nhiễm, nhiễm trùng.
  • Gây hoại tử hậu môn: Nứt kẽ hậu môn kéo dài sẽ hình thành các ổ áp xe chứa mủ. Khi ổ áp xe lớn, vỡ ra gây chảy mủ và mang theo mầm bệnh từ đó làm tăng nguy cơ bị hoại tử hậu môn.

3 cách chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh

Nứt kẽ hậu môn nếu không được xử lý kịp thời có thể gây nhiễm trùng hậu môn

3 cách chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh

Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn cho phụ nữ sau sinh là điều không dễ bởi nếu điều trị không  đúng cách sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé. Sau đây gợi ý 3 cách chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh cho mẹ.

1.Xây dựng chế độ ăn và sinh hoạt khoa học chữa nứt kẽ hậu môn

Việc đầu tiên cũng là quan trọng nhất trong việc chữa nứt kẽ hậu môn đó là xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Mẹ sau sinh nên làm những điều sau đây để cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt:

  • Uống đủ nước (2-2,5 lít nước) mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ làm mềm phân và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
  • Ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, hoa quả tươi. Mẹ cũng nên sử dụng viên vitamin tổng hợp không gây táo bón (canxi và sắt hữu cơ) vừa giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng vừa tránh táo bón.
  • Bổ sung thực phẩm có chứa nhiều sắt như gan, thịt bò, các loại hạt để cải thiện tình trạng thiếu máu do đi ngoài ra máu.
  • Bổ sung các thực phẩm giúp nhuận tràng như khoai lang, rau mồng tơi, rau lang, bí đỏ bởi những thực phẩm này giúp tăng nhu động ruột giúp cải thiện tình trạng táo bón và triệu chứng nứt kẽ hậu môn.
  • Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ, vệ sinh bằng nước muối ấm hoặc lá chè xanh để diệt khuẩn sau đó lau khô để hạn chế tổn thương.
  • Tập đi đại tiện mỗi ngày theo đúng giờ và hạn chế rặn nhiều. Mẹ cũng nên vận động đi lại ít nhất 30-50 phút để giảm áp lực lên các cơ và dây thần kinh hậu môn.

Viên vitamin tổng hợp cho mẹ sau sinh

Viên vitamin tổng hợp cho mẹ sau sinh- nhập khẩu Châu Âu chính hãng

2.Sử dụng thuốc chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh

Mẹ sau sinh muốn nhanh chóng chấm dứt tình trạng nứt kẽ hậu môn thì có thể đến cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc. Sử dụng thuốc sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh và tăng cường máu tới các niêm mạc bị tổn thương để nhanh chóng lành lại. Các loại thuốc có thể chỉ định dùng cho mẹ sau sinh là nhóm thuốc làm mềm phân, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh phù hợp. Ngoài ra, các dạng thuốc mỡ thoa tại chỗ cũng có thể sử dụng được cho mẹ sau sinh. Mẹ sau sinh cần chú ý tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ.

3 cách chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh

Mẹ sau sinh có thể chữa nứt kẽ hậu môn bằng thuốc

3.Phẫu thuật chữa nứt kẽ hậu môn ở mẹ sau sinh

Trường hợp mẹ áp dụng 2 cách trên không có hiệu quả đồng thời nứt kẽ hậu môn cũng chuyển sang mãn tính thì mẹ sau sinh có thể được chỉ định làm phẫu thuật. Bác sĩ sẽ cắt bỏ 1 phần bên cơ vòng trong ống hậu môn để giúp giảm đau và nhanh lành vết mổ. Phẫu thuật chữa nứt kẽ hậu môn có tỷ lệ thành công cao lên tới 90%.

Bài viết trên đã giúp tìm hiểu 3 cách chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh và biến chứng nguy hiểm của bệnh này. Mẹ sau sinh nên xây dựng chế độ ăn và sinh hoạt khoa học, có thể sử dụng thêm viên vitamin tổng hợp nhằm cung cấp đủ các dưỡng chất. Thắc mắc vitamin tổng hợp uống tối được không, mẹ không nên uống vitamin tổng hợp vào buổi tối để tránh tạo áp lực cho dạ dày, không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36