Trang chủ » Những lưu ý cho mẹ bầu nhau bám thấp

Những lưu ý cho mẹ bầu nhau bám thấp

(30/05/2021)

Nhau bám thấp khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu vô cùng lo lắng về độ nguy hiểm đối với sức khỏe của bản thân và thai nhi. Mẹ bầu bị nhau bám thấp cần lưu ý những gì để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu cũng như thai nhi được phát triển tốt nhất.

Rate this post

Nhau bám thấp tác động như thế nào đến sức khỏe mẹ bầu

Nhau thai hay còn gọi là bánh rau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Nhau bám mặt trước hoặc mặt sau của tử cung là trường hợp bánh nhau bình thường. Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung – nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo theo bánh nhau lên cao.

Nhau bám thấp có thể gây nên những tác động xấu cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi như:

  • Gây xuất huyết khi mang thai: Nhau bám thấp khiến mẹ bị xuất huyết khi mang thai, có thể khiến mẹ bâu bị thiếu máu thai kì. Mẹ bầu bị thiếu máu dẫn đến thai nhi cũng bị thiếu máu.
  • Khiến thai nhi không hấp thu được dưỡng chất: Bánh nhau là cầu nối duy nhất của mẹ và thai nhi. Nhau bám thấp khiến cho khả năng truyền dưỡng chất bi hạn chế khiến cho thai nhi không được nhận đủ chất dinh dưỡng. Nhau bám thấp lâu ngày có thể khiến thai nhi chậm phát triển, suy sinh dưỡng bào thai.
  • Tăng nguy cơ sinh non: Nhau bám thấp khiến tỉ lệ tử xong hoặc sinh non tăng lên đến 40%.
  • Cản trở đường đi của thai nhi khi mẹ chuyển dạ:Trong giai đoạn chuyển dạ, khi cổ tử cung mở  cũng chính là lúc nhau thai tràn ra ngoài, hiện tượng này sẽ khiến thai phụ bị mất máu, nguy hiểm hơn có thể gây tử vong cho thai phụ.

Những lưu ý cho mẹ bầu nhau bám thấp

Nhau bám thấp khiến mẹ bầu và thai nhi bị thiếu máu trong thai kì

Mẹ bầu cần lưu ý những gì khi bị nhau bám thấp

Bổ sung đầy đủ nhóm chất tạo máu

Nhau bám thấp là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng xuất huyết khi mang thai. Xuất huyết nhiều khiến bà bầu thiếu máu nặng trong thai kì. Mẹ bầu nên bổ sung lại lượng máu đã mất bằng cách bổ sung đầy đủ nhóm chất tạo máu bao gồm: sắt, axit folic, vitamin B12, vitamin B6. Các mẹ nên tăng cường những thực phẩm giàu sắt vào trong bữa ăn hằng ngày và đồng thời sử dụng thêm viên sắt axit folic tổng hợp.

Nhu cầu về máu ở thai phụ bình thường tăng 50% so với chưa mang thai thì ở thai phụ bị nhau bám thấp nhu cầu về máu còn cao hơn nhiều. Do đó bổ sung đúng đủ lượng máu đã mất đi là chìa khóa quan trọng nhất để đảm bảo lại sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.

Những lưu ý cho mẹ bầu nhau bám thấp

Bổ sung sắt cho bà bầu và các chất tạo máu rất quan trọng với mẹ bầu bị nhau bám thấp

Có chế độ ăn cân đối dinh dưỡng 

Ngoài bổ sung nhóm chất tạo máu thì việc bổ sung một chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ dưỡng chất cũng giúp mẹ bầu bị nhau bám thấp có sức khỏe tốt để giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Trong bữa ăn hằng ngày mẹ bầu nên chú ý:

  • Ăn đa dạng các thực phẩm để bổ sung đa vi chất
  • Ăn đủ 4 nhóm chất thiết yếu
  • Uống đủ từ 2-2,5l nước mỗi ngày.
  • Không ăn thức ăn canh nóng hoặc chế biến nhiều dầu mỡ
  • Không ăn thức ăn tái sống, chưa được nấu chín
  • Không ăn thức ăn nhanh, chế biến sẵn

Những lưu ý cho mẹ bầu nhau bám thấp

Mẹ bầu cần ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết

Sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học

Mẹ bầu bị nhau bám thấp cần có một chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí. Để cải thiện tình trạng nhau bám thấp mẹ bầu cần chú ý không nên làm việc quá sức. Nếu làm việc quá sức trong thời gian dài sẽ khiến tình trạng nhau bám thấp trở nên nghiêm trọng hơn, có thể xuất huyết nhiều hơn.

Bên cạnh đó, các mẹ cần kiêng quan hệ tình dục để không gây tổn thương tới cổ tử cung trong thời gian dưỡng thai. Quan hệ tình dục tạo áp lực lên tử cung khiến tử cung có thể chảy máu bất cứ lúc nào. Các mẹ nên thật chú ý điều này nhé.

Thêm một lưu ý nhỏ cho các mẹ bị nhau bám thấp đó là không nên đi xe máy hoặc ngồi xe đường dài. Đây là những hoạt động có thể gây tác động xấu đến tình trạng rau bám thấp của các mẹ.

Thăm khám sức khỏe định kì

Việc thăm khám thai định kì tại những mốc khám thai giúp mẹ bầu nhanh chóng phát hiện ra những bất thường trong thai kì nếu có. Những mẹ bầu bị nha bám thấp cần được bác sĩ theo dõi sát sao về tình trạng phát triển của tử cung và bánh rau để có thể can thiệp kịp thời. Bác sĩ sẽ là người đưa ra những lời khuyên hữu ích cho thai phụ nhờ vào những quan sát thực tế, hướng dẫn các mẹ trong chế độ dinh dưỡng, làm việc và sinh hoạt sao cho hợp lí nhất.

Những lưu ý cho mẹ bầu nhau bám thấp

Thăm khám định kì để theo dõi tình trạng sức khỏe

Các mẹ bị nhau bám thấp cũng không nên quá lo lắng vì vị trí nhau thai có thể thay đổi theo thời gian. Nếu phát hiện sớm, có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý cũng như hạn chế các hoạt động mạnh, nhau bám thấp sẽ trở lại vị trí bình thường. Các mẹ nên đi khám thai đều đặn để biết tình trạng nhau thai và được tư vấn kịp thời nhé.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn