Nhau thai bám thấp có thể khắc phục và hạn chế được nguy hiểm với một số phương pháp, trong đó có ăn kiêng. Tìm hiểu nhau thai bám thấp cần kiêng những gì.
Phương pháp chẩn đoán và phân loại nhau thai bám thấp
Phương pháp chẩn đoán
Trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ dấu hiệu nhau thai bám thấp sẽ xuất hiện. Chúng ta có thể quan sát thấy hiện tượng này thông qua hình ảnh siêu âm thai.
Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, nhau thai thường bám thấp, sau đó được di chuyển lên cao dần cùng với sự tăng trưởng của thai nhi. Vì thế, nhau thai bám thấp trong giai đoạn này là bình thường và không đáng lo ngại.
Đa số nhau thai sẽ được tự động di chuyển về đúng vị trí, chỉ khoảng 10% trong số đó có thể phát triển thành nhau tiền đạo. Trường hợp bà bầu bị chảy máu trong tam cá nguyệt thứ 2, bác sĩ sẽ xác định vị trí của nhau thai bám thấp bằng 1 trong các phương pháp sau:
- Siêu âm đầu dò qua âm đạo. Đây là phương pháp xác định chính xác nhất đối với trường hợp nhau tiền đạo.
- Siêu âm ổ bụng
- Chụp MRI (cộng hưởng từ) để xác định chính xác vị trí của nhau thai.
Xác định vị trí của nhau thai bằng siêu âm hoặc chụp MRI
Phân loại nhau thai bám thấp
Có 4 trường hợp nhau thai bám thấp:
- Nhau thai bám thấp 1 phần(Partial): Nhau thai chỉ che 1 phần của tử cung. Bà bầu vẫn có thể sinh thường khi nhau thai bám thấp tại vị trí này.
- Nhau thai bám thấp (Low – lying): Thường xuất hiện trong giai đoạn đầu và giữa của thai kỳ, nhau thai bám tại thành cổ tử cung và bà bầu vẫn có thể sinh thường.
- Nhau thai bám thành hoặc bám mép (Marginal): Nhau thai bám vào đáy tử cung và phát triển tại đó. Bánh nhau chèn ép cổ tư cung nhưng không che lấp. Khi thành nhau chạm vào phần hở ra của cổ tử cung sẽ gây ra hiện tượng chảy máu nhẹ. Tuy nhiên, đối với vị trí nhau thai bám thấp này bà bầu vẫn có thể sinh thường an toàn.
- Nhau tiền đạo (Complete): Cổ tử cung bị nhau thai che lấp hoàn toàn. Bà bầu sẽ được chỉ định sinh mổ, thậm chí có thể phải sinh mổ sớm để đảm bảo an toàn.
Đối với tất cả 4 trường hợp trên, nếu bà bầu bị chảy máu không thể kiểm soát thì sẽ phải mổ sinh ngay lúc đó để bảo vệ bà mẹ và em bé.
Có 4 trường hợp nhau thai bám thấp
Nhau thai bám thấp cần kiêng những gì?
Tin tốt là đa số trường hợp nhau thai bám thấp không gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé, miễn là bạn theo dõi chặt chẽ và duy trì lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, có một số điều cần đặc biệt lưu ý:
- Tuyệt đối không sinh hoạt tình dục. Những va chạm tại cổ tử cung khi sinh hoạt tình dục có thể khiến bà bầu bị chảy máu, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
- Chọn thực phẩm thông minh: Tránh đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, và đồ ăn khó tiêu để ngăn ngừa táo bón. Táo bón khiến mẹ bầu phải rặn mạnh, gây co bóp tử cung. Đây cũng là một trong các nguyên nhân thúc đẩy tình trạng sảy thai, sinh non ở các bà bầu bị nhau thai bám thấp.
- Bổ sung dưỡng chất đúng cách: Không tự ý lựa chọn loại sắt, canxi, DHA cho bà bầu bổ sung hàng ngày. Nên sử dụng loại thuốc hữu cơ dễ hấp thụ, dễ uống mà các bác sĩ đã chỉ định để ngăn ngừa táo bón.
- Tuyệt đối tránh các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích đều gây hại cho thai nhi, tăng nguy cơ dị tật, chậm phát triển trí tuệ, và có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
- Hạn chế di chuyển và vận động mạnh: Tránh đi xe máy, xe đạp, làm việc nặng, và vận động quá sức.
- Giữ tinh thần thoải mái: Tránh lo lắng, buồn phiền, stress. Sức khỏe tinh thần của mẹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé.
Bà bầu bị nhau thai bám thấp sử dụng viên uống bổ sung vi chất theo hướng dẫn của bác sĩ
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu nhau thai bám thấp cần kiêng những gì. Khi bị nhau thai bám thấp, ngoài việc bà bầu cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, thực hiện tốt các yêu cầu kiêng kỵ thì cũng cần sự hỗ trợ của gia đình, người chồng.