Trang chủ » Trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở thóp nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở thóp nhiều có sao không?

(12/11/2022)

Một số trẻ sơ sinh có hiện tượng rụng tóc, nhất là ở thóp. Vậy trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở thóp nhiều có sao không? Mẹ nên làm gì nếu trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều ở thóp?

Rate this post

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở thóp nhiều có sao không?

Thóp của bé sơ sinh là nơi xương đỉnh đầu chưa khép hết, được chia thành 2 phần: thóp trước và thóp sau. 

Giải đáp trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở thóp nhiều có sao không, mẹ không cần quá lo lắng bởi đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Lớp tóc non hay tóc máu có công dụng bảo vệ phần thóp mềm yếu, giữ ấm phần đầu và được hình thành từ lúc bào thai 24 tuần tuổi. Hiện tượng bé sơ sinh bị rụng tóc là quy luật tái tạo của tóc để mọc tóc mới khỏe hơn. 

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở thóp nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở thóp nhiều là hiện tượng bình thường

Tuy nhiên, mẹ cũng nên quan tâm một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc ở bé sơ sinh có thể kể đến như:

  • Cọ xát hoặc ma sát nhiều: thường xảy ra ở trẻ từ 3-6 tháng tuổi do quá trình cọ xát với bề mặt cứng như nệm cũi, đồ chơi, ghế ngồi,…gây rụng tóc.
  • Căng thẳng: nang tóc nhạy cảm với căng thẳng về thể chất, cảm xúc và bắt đầu rụng sau 3-4 tháng bị stress nặng, cụ thể như bé bị sốt cao, phẫu thuật hoặc bệnh nặng.
  • Bé giật, xoắn và kéo tóc: khiến tóc bị rụng đồng thời có độ dài ngắn khác nhau, thói quen này có thể đi kèm việc cắn móng tay, cắn môi hoặc mút tay.
  • Hắc lào da đầu: nguyên nhân chính gây rụng tóc từng mảng và mẹ cần đưa bé đi thăm khám, thường bác sĩ sẽ kê cho bé một loại thuốc điều trị hắc lào ở đầu.
  • Suy giáp hoặc suy tuyến yên: một trong những nguyên nhân gây rụng tóc ở bé sơ sinh.
  • Mắc bệnh Alopecia: căn bệnh khiến hệ miễn dịch tự tấn công các nang tóc, làm giảm tốc độ mọc tóc. Mẹ sẽ thấy hiện tượng tóc bé bị rụng tạo thành vùng hói có dạng hình tròn, trơn nhẵn, đôi khi lông mi rụng đi kèm móng tay bị rỗ, giòn.
  • Nấm da đầu: gây tổn thương từng mảng tóc khiến tóc bé ngày càng thưa thớt và xuất hiện các vết trầy trên da đầu.

Lời khuyên khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc mẹ nên biết

Như đã biết, trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở thóp là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, vẫn có những biện pháp để giảm, cải thiện tình trạng này: 

Gợi ý cách cải thiện rụng tóc ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở thóp nhiều có sao không?

Tùy trường hợp cụ thể mẹ có thể áp dụng giải pháp cải thiện rụng tóc ở bé sơ sinh

Tùy từng trường hợp cụ thể, gợi ý một số giải pháp cải thiện tình trạng bé rụng tóc sau sinh có thể liệt kê như:

  • Do thói quen dụi đầu: mẹ không cần phải can thiệp, khi bé lớn hơn triệu chứng này sẽ tự hết bởi bé có thể tự thay đổi tư thế ngủ.
  • Do thói quen giật tóc: mẹ nên giúp bé có tâm lý thoải mái, thư giãn và đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc, cung cấp đủ dinh dưỡng.
  • Do một số bệnh lý: cần cho bé đi thăm khám và được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị cụ thể.
  • Do thiếu chất: mẹ cung cấp đủ cho bé những vitamin thiết yếu, nhất là canxi.
  • Do hóa trị, dùng thuốc: mẹ không cần can thiệp bởi khi hóa trị kết thúc, tóc bé sẽ mọc trở lại. Trường hợp dùng thuốc, mẹ nên trao đổi với bác sĩ về việc thay đổi thuốc và hoặc chỉ sử dụng các loại thuốc mà khi ngừng tóc sẽ mọc trở lại.

Chú ý cho mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Bổ sung đủ vitamin tốt cho sức khỏe mẹ và bé

Bộ đôi bổ sung sắt và canxi cho mẹ cho con bú – nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Bên cạnh tìm hiểu trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở thóp có sao không và giải pháp cải thiện, mẹ cũng quan tâm thêm về cách chăm sóc sức khỏe để mẹ và bé cùng khỏe sau sinh, cụ thể:

Trường hợp bé sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần xây dựng chế độ ăn khoa học để có nguồn sữa dồi dào dinh dưỡng cho bé. Ngoài đảm bảo 4 nhóm dưỡng chất chính (chất đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất) mẹ cũng nên sử dụng thêm viên uống bổ sung vi chất thiết yếu, điển hình như sắt và canxi cho mẹ sau sinh. Mẹ cần lưu ý lựa chọn sản phẩm chính hãng được Bộ y tế cấp phép lưu hành, ưu tiên viên uống hữu cơ dễ hấp thụ để tránh nóng trong, táo bón. Mẹ cũng đừng quên bổ sung đúng liều lượng và đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất.

Đối với bé sơ sinh bắt đầu ăn dặm thì mẹ có thể bổ sung trực tiếp dinh dưỡng cho bé từ bữa ăn hàng ngày. 

Ngoài ra, mẹ và bé cũng cần cố gắng ngủ đủ giấc, tránh tâm lý căng thẳng, stress. Mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng hay tập các bài yoga có tư thế phù hợp vừa nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh vừa nâng cao sức khỏe, chăm sóc bé được tốt hơn.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn