Trang chủ » Tại sao mẹ hay bị khô miệng khi mang thai?

Tại sao mẹ hay bị khô miệng khi mang thai?

(03/04/2024)

Hiện tượng khô miệng khi mang thai có thể là biểu hiện cho những bệnh lý cơ thể khác nhau. Vậy tại sao mẹ hay bị khô miệng khi mang thai?

Rate this post

Tại sao mẹ hay bị khô miệng khi mang thai?

Khô miệng khi mang thai là một hiện tượng giảm lưu lượng tuyến nước bọt tiết ra trong giai đoạn thai kỳ. Nước bọt đóng vai trò quan trọng giúp bôi trơn mô miệng và bảo vệ phần niêm mạc. Việc giảm sản xuất nước bọt khiến cho việc nhai, nuốt trở nên khó khăn hơn, gây ra các chứng sâu răng, nhiễm trùng răng miệng hoặc hôi miệng…

Tại sao mẹ hay bị khô miệng khi mang thai?

Khô miệng khi mang thai do nhiều nguyên nhân gây ra

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô miệng khi mang thai điển hình như:

  • Mất nước, uống không đủ nước: Với bà bầu, nhu cầu cung cấp nước cho cơ thể thường lớn hơn nhiều so với người bình thường. Chính vì thế, nếu mẹ không nạp đủ lượng nước cơ thể sẽ không tạo ra đủ nước bọt. Từ đó khiến cho bà bầu cảm thấy cơ thể mệt mỏi và miệng bị khô hơn.
  • Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, nội tiết phụ nữ có nhiều biến đổi kéo theo một số chức năng trong cơ thể bị rối loạn. Tuyến nước bọt vì thế có thể cũng hoạt động kém đi và gây cảm giác khô miệng, rát lưỡi.
  • Tăng lượng máu: Lượng máu sẽ có xu hướng tăng lên trong thời gian mang thai. Lúc này thận phải hoạt động nhiều và mẹ bầu thường thấy mắc tiểu và đi tiểu thường xuyên. Từ đó dẫn đến mất chất lỏng từ cơ thể, làm giảm quá trình sản xuất nước bọt.
  • Nôn mửa do ốm nghén: Việc nôn mửa tạo ra môi trường axit bên trong miệng và gây mất chất lỏng từ cơ thể. Nếu nước bọt không tiết ra đủ thì miệng bà bầu sẽ bị khô.
  • Thói quen sinh hoạt: Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm ngọt hay mặn, cay nóng kèm sử dụng đồ uống có caffeine đều khiến cho miệng mẹ ngày càng khô hơn.
  • Thuốc: Các loại thuốc như chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu có thể dẫn đến khô miệng khi đang mang bầu.

Ngoài ra, các chuyên gia nhận định rằng, tình trạng khô miệng ở phụ nữ mang thai rất có thể là do các bệnh lý như: Đái tháo đường thai kỳ, thiếu máu, tăng huyết áp…. nên các mẹ cần hết sức lưu ý.

Mẹ bầu bị khô miệng khi mang thai phải làm sao?

Tại sao mẹ hay bị khô miệng khi mang thai?

Mẹ bầu bị khô miệng nên uống nhiều nước hàng ngày

Các bác sĩ cho biết, chứng khô miệng này không có cách điều trị cụ thể. Điều quan trọng là cần chú ý đến vấn đề tiềm ẩn gây khô miệng. Vậy khô miệng khi mang thai phải làm sao? Cách tốt nhất là mẹ bầu nên uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để giữ cho cơ thể không mất nước và giảm nguy cơ bị khô miệng.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo thêm một vài lời khuyên hữu ích sau đây:

  • Xông mặt bằng hơi nước, hít hà hơi nước trong khoảng 10 phút mỗi ngày
  • Không há miệng khi ngủ bởi việc thở bằng miệng có thể khiến vùng cổ họng khô, đặc biệt về ban đêm.
  • Tránh dùng thức uống có cồn, cà phê,… khi mang thai vì chúng có thể gây mất nước vô cùng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
  • Nếu sống ở môi trường không khí quá khô thì có thể dùng thêm máy tạo độ ẩm trong nhà.
  • Vệ sinh răng miệng hằng ngày. Đánh răng và làm sạch kẽ răng sau các bữa ăn.
  • Bổ sung thêm nước dừa tươi bởi vì loại nước này chứa nhiều vitamin và khoáng chất cùng chất điện giải giúp cân bằng sức khỏe cho mẹ.
  • Thiết lập một chế độ ăn uống cân đối, hợp lí, lành mạnh đầy đủ các loại rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt và thịt. Hạn chế ăn thực phẩm giàu natri, bởi có thể khiến bạn mất nước nặng hơn.

Ngoài ra, để đảm bảo cho nhu cầu phát triển của thai nhi, mẹ cần ăn uống đa dạng thực phẩm, không nên bỏ bất kì nhóm chất nào ra khỏi thực đơn trong ngày. Đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất (kẽm, canxi, sắt, axit folic, DHA..) luôn cần được cung cấp đầy đủ trong chế độ ăn và qua các viên uống bổ sung để phòng ngừa thiếu chất, thiếu sắt khi mang thai.

Viên sắt cho bà bầu - hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Viên sắt cho bà bầu – hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Có thể nói, tình trạng khô miệng không phải là vấn đề quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể được kiểm soát dễ dàng. Nếu trong quá trình mang thai mẹ gặp tình trạng khô miệng kéo dài kèm theo các triệu chứng như là đau nhức đầu, nóng rát khoang miệng, mệt mỏi cực độ, tiêu chảy… nên đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn