Trang chủ » Sự hình thành và phát triển các giác quan của thai nhi

Sự hình thành và phát triển các giác quan của thai nhi

(27/10/2018)

Thai nhi bắt đầu khám phá thế giới qua các giác quan: khứu giác, xúc giác, thính giác, vị giác và thị giác từ tuần thứ 8 của thai kỳ trở đi. Vậy các giác quan của thai nhi hình thành và phát triển như thế nào? Hãy cùng Satbabau.vn tìm hiểu rõ trong bài viết này nhé!

5 (100%) 3 votes

Khứu giác

Ở tuần thứ 9 của thai kỳ, khả năng ngửi của khoang mũi cũng bắt đầu. Cùng với đó là sự kết nối của khứu giác và não bộ ở tuần thứ 13 sẵn sàng cho thai nhi học hỏi bằng khứu giác. Tuy nhiên, do sự tắc nghẽn của một số chất nhờn có vai trò bảo vệ da ở mũi, nên đến tận tuần thứ 28 thai nhi mới có thể cảm nhận được mùi vị qua nước ối tới mũi.

Chính nhờ sự phát triển khứu giác ngay từ trong bụng mẹ, nên ngay sau khi sinh ra, bằng bản năng vốn có của mình bé cưng đã tìm thấy ti mẹ thơm mùi sữa.

Xúc giác

Xúc giác của thai nhi bắt đầu hình thành ở tuần thứ 3 và phát triển từ tuần thứ 8. Khi đó, phôi thai đã có thể cảm nhận rõ rệt sự chạm, sờ. Đồng thời, sự phát triển này cũng sẽ diễn ra với một số bộ phận khác của thai nhi. Mở đầu là vùng bụng dưới khi thai nhi được 10 tuần, lòng bàn tay ở tuần 11, lòng bàn chân ở tuần 12 và tuần thứ 17 là bụng và mông. Cho đến tuần 32 của thai kỳ thì hầu như toàn bộ cơ thể của thai nhi đã có thể cảm nhận được nóng, lạnh hay đau.

Trong suốt giai đoạn này, thai nhi đã bắt đầu khám phá xúc giác bằng cách: mút ngón tay, tự sờ vào má, thành bụng và dây rốn và cảm nhận sự tiếp xúc của nhiều bộ phận khác.

Thính giác

Mẹ có biết, những âm thanh phát ra từ dạ dày hay nhịp tim của mẹ chính là bài học đầu tiên cho thính giác của bé.

Ở tuần thứ 8 của thai kỳ, thính giác của bé bắt đầu hình thành cho đến tuần thứ 24 thì hoàn thiện đầy đủ. Do đó, mẹ bầu nên cho bé làm quen và nhận biết thế giới bên ngoài thông qua tiếng nói chuyện hay những âm thanh xung quanh. Với những âm thanh lớn sẽ khiến cho bé quẫy đạp hay nấc lên vì giật mình đó.

Vị giác

Tất cả những gì mẹ nạp vào cơ thể thì thai nhi cũng biết cảm nhận hương vị của từng món ăn rồi đó. Ở giai đoạn này, khi vị giác của thai nhi đã hoàn thiện và sẽ có xu hướng nuốt nước ối vị ngọt nhiều hơn những vị còn lại. Hơn nữa, thai nhi sẽ có những phản ứng mạnh khi không thích một mùi vị nào nữa đó.

Vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi có thể nuốt khoảng 1 lít nước ối mỗi ngày. Chính vì vậy, thói quen ăn uống của mẹ sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự kén chọn của con yêu khi ra đời.

Thị giác

Thị giác là giác quan hoàn thiện muộn nhất. Bởi tuần tuổi thứ 18 thai nhi mới chỉ cảm nhận được luồng ánh sáng nhỏ qua thành bụng mẹ. Từ tuần 26 trở đi, mí mắt mới bắt đầu mở dần.

Cho đến tuần thứ 33, thai nhi đã biết theo dõi những tia sáng di chuyển trong bụng mẹ và khi gặp những ánh sáng mạnh sẽ quay đầu. Sự phát triển này sẽ giúp bé cưng có thể nhìn thấy thế giới bên ngoài ngay từ khi chào đời.

Tất cả những trải nghiệm bằng các giác quan trong những năm đầu đời sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp bé phát triển về trí não và nhận thức. Do đó, mẹ nên cho bé khám phá, học hỏi qua các giác quan. Đồng thời cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để giúp bé phát triển các giác quan tốt nhất.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn