Trang chủ » Rạch tầng sinh môn ăn tôm được không?

Rạch tầng sinh môn ăn tôm được không?

(15/02/2024)

Đối với mẹ sinh thường cần ăn uống đúng cách giúp cơ thể mau chóng hồi phục và giúp vết khâu tầng sinh môn mau lành. Rạch tầng sinh môn ăn tôm được không là thắc mắc của nhiều chị em sau sinh cần được giải đáp.

Rate this post

Rạch tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn là phần mô nằm giữa hậu môn và âm đạo, bao gồm tất cả các bộ phận mềm, cơ và dây chằng bịt lỗ dưới khung chậu, dài khoảng 4 – 5cm. Tầng sinh môn có vai trò nâng đỡ, bảo vệ các cơ quan trong vùng chậu, là cửa giao hợp tiếp nhận tinh trùng vào tử cung.Trong quá trình sinh nở của phụ nữ, bộ phận này sẽ giãn nở một cách tự nhiên để giúp em bé có thể chào đời thuận lợi.

Trong nhiều trường hợp sinh thường, mẹ được chỉ định rạch tầng sinh môn để tạo khoảng rộng cho em bé chào đời dễ dàng hơn đồng thời giúp giữ thẩm mỹ cho vùng kín của các mẹ. Bởi đối với nhiều mẹ có tầng sinh môn giãn nở kém thì quá trình sinh nở sẽ rất dễ làm tổn thương và rách bộ phận này không kiểm soát gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và suy giảm chất lượng đời sống tình dục về sau.

Bác sĩ sẽ chỉ định thủ thuật rạch tầng sinh môn trong những trường hợp sau:

  • Thai bị sinh non
  • Thai nhi có đầu quá to, cân nặng quá lớn
  • Đáy chậu bị viêm hoặc phù nề, viêm âm đạo.
  • Sản phụ đã rặn một thời gian dài
  • Tầng sinh môn của sản phụ có độ giãn nở kém, co bóp tử cung không đủ mạnh làm khó khăn cho quá trình sinh thường.

Rạch tầng sinh môn ăn tôm được không?

Rạch tầng sinh môn giúp em bé chào đời thuận lợi hơn

Rạch tầng sinh môn ăn tôm được không?

Giá trị dinh dưỡng của tôm 

Tôm là thực phẩm vô cùng quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Cụ thể, trong 100g tôm tươi có đến 18,4g protein đồng thời vô cùng giàu chất sắt, canxi, omega- 3, đặc biệt là nguồn vitamin B12 khá dồi dào…

Tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường năng lượng, ngăn ngừa thiếu máu, tốt cho xương. Tôm là thực phẩm tốt cho nhiều đối tượng như trẻ nhỏ, người trưởng thành, phụ nữ mang thai, sau sinh. Tôm có thể chế biến được nhiều món ăn thơm ngon bổ dưỡng như tôm hấp, tôm chiên, tôm rim thịt, súp tôm.

Rạch tầng sinh môn ăn tôm được không?

Tôm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao

Rạch tầng sinh môn ăn tôm được không?

Chế độ dinh dưỡng sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến quá trình lành của vết rạch tầng sinh môn. Nhiều mẹ băn khoăn không biết rạch tầng sinh môn ăn tôm được không và có gây ảnh hưởng như thế nào đến vết rạch sau này.

Mẹ bầu sinh thường rạch tầng sinh môn hoàn toàn có thể ăn tôm mà không gây ảnh hưởng xấu đến vết thương. Thịt tôm an toàn cho mẹ sau sinh đặc biệt đối với những mẹ bầu sinh mổ vẫn có thể ăn nhé. Vừa an toàn cho vết rạch tầng sinh môn đồng thời tôm còn là thực phẩm cực kì tốt cho mẹ sau sinh. Mẹ sau sinh ăn tôm có thể mang đến những lợi ích như:

  • Hàm lượng protein có trong tôm giúp mẹ sau sinh nhanh chóng lấy lại sức khỏe, giúp cơ bắp luôn khỏe mạnh, giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sau sinh
  • Trong tôm rất giàu sắt và vitamin B12 – nhóm chất cần thiết để sản xuất tế bào hồng cầu. Các mẹ sau sinh dễ bị thiếu máu nên càng cần thiết bổ sung sắt và vitamin B12 để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt sau sinh.
  • Tôm rất giàu can xi, photpho, kali. Những khoáng chất này vô cùng cần thiết cho cả mẹ và em bé mới sinh, giúp củng cố hệ xương cho mẹ, ngăn ngừa loãng xương, bổ sung canxi cho bé qua sữa mẹ.

Rạch tầng sinh môn ăn tôm được không?

Rạch tầng sinh môn vẫn có thể ăn tôm các mẹ nhé

Những lưu ý khi ăn tôm giúp mẹ sau sinh nên nhớ

Mẹ sau sinh có sức khỏe bình thường thì hoàn toàn có thể ăn tôm sau khi sinh, dù sinh thường hay sinh mổ. Nhưng những đối tượng chị em sau đây khi ăn tôm cần chú ý:

  • Chỉ ăn những con tôm tươi, không ăn tôm chết, tôm đông lạnh vì hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh mổ vẫn còn yếu.
  • Các mẹ bị hen suyễn không nên ăn tôm bởi món này có thể gây kích ứng họng, co thắt cơ khí quản.
  • Những mẹ có tiền sử dị ứng tôm hoặc các loại hải sản thì nên tuyệt đối không ăn tôm để đảm bảo an toàn.
  • Không kết hợp tôm cùng các rau, củ, quả giàu vitamin C vì có thể dẫn đến ngộ độc.
  • Mẹ bị cường giáp hãy hạn chế ăn tôm và hải sản để tránh làm bệnh trầm trọng hơn.
  • Các mẹ có vấn đề về hệ tiêu hóa cũng không nên ăn tôm để tránh đau bụng, tiêu chảy.
  • Nếu mẹ bị gout, tăng axit uric máu, viêm khớp cũng nên tránh món tôm.

Chế độ dinh dưỡng đủ chất, cân đối không thể thiếu sự có mặt của các viên uống vi chất. Mẹ sau sinh cần duy trì uống viên sắt canxi DHA mỗi ngày. Sau sinh uống sắt và canxi trong bao lâu? Để giúp mẹ nhanh chóng phục hồi và duy trì lượng sữa mẹ dồi dào tốt nhất mẹ nên uống sắt và canxi ít nhất 6 tháng sau sinh hoặc có thể kéo dài đến khi em bé thôi sữa mẹ nhé.

Viên uống bổ sung sắt và canxi cho mẹ sau sinh

Viên sắt và canxi cho mẹ sau sinh – nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu

Rạch tầng sinh môn ăn tôm được không đã được giải đáp trong bài viết trên. Các mẹ cần chú ý ăn uống đủ dinh dưỡng, khiêng cữ khoa học, duy trì bổ sung sắt cho mẹ sau sinh cũng các dưỡng chất khác đúng cách để mẹ sau sinh có đủ dưỡng chất giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, vết rạch tầng sinh môn mau lành và lợi sữa cho bé bú nhé. 

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn