Trang chủ » Những lưu ý khi thai 12 tuần ba mẹ cần nhớ!

Những lưu ý khi thai 12 tuần ba mẹ cần nhớ!

(05/07/2022)

Ở tuần thai thứ 12 thai nhi đã hình thành phần lớn những bộ phận quan trọng của cơ thể, chuẩn bị bước sang giai đoạn hoàn thiện cấu tạo cơ thể phát triển mạnh mẽ. Những lưu ý khi thai 12 tuần ba mẹ cần nhớ!

5 (100%) 1 vote

Mang thai 12 tuần bà bầu và thai nhi thay đổi như thế nào?

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 12

Thai nhi 12 tuần tuổi có chiều dài đo từ đỉnh đầu đến mông khoảng 5.3cm, nặng khoảng 28g, các bộ phận cơ thể đã hình thành đầy đủ và sẽ phát triển rất nhanh trong giai đoạn tiếp theo. Hình thái cụ thể của thai nhi tuần 12 gồm:

  • Từ tuần 12 cơ thể thai nhi dần hoàn chỉnh, hệ thần kinh và xương khớp đã phát triển đáng kể.
  • Tim đập nhanh với nhịp tim thai cao gấp đôi nhịp tim bà bầu.
  • Màng giữa các ngón chân và ngón tay đã biến mất, vân tay bắt đầu xuất hiện.
  • Hệ tiêu hóa bắt đầu bước sang giai đoạn hoàn thiện, thận bắt đầu làm việc.
  • Bắt đầu có một số cử động như co ngón tay, ngón chân, miệng có phản xạ mút

Những lưu ý khi thai 12 tuần ba mẹ cần nhớ!

Thai nhi tuần 12 cấu tạo cơ thể đã gần hoàn thiện và bắt đầu có một số phản xạ như co ngón ta, chân, miệng biết mút

Những thay đổi ở bà bầu tuần 12

  • Nồng độ hormone trong cơ thể dần ổn định, tình trạng ốm nghén sẽ giảm dần và biến mất
  • Cơ thể đầy đặn hơn, có thể bắt đầu có bụng. Bà bầu mang đa thai bụng lúc này bắt đầu lộ rõ, to hơn bà mẹ mang đơn thai rất nhiều.
  • Có nhiều khí hư.
  • Nồng độ hormone progesterone cao khiến bà bầu bị ợ chua.
  • Bắt đầu có sữa non.
  • Tâm lý thoải mái hơn vì lúc này nguy cơ sảy thai giảm đi nhưng một số bà bầu có thể cảm thấy hồi hộp, lo lắng về sự thay đổi về vóc dáng cũng như khả năng lấy lại vóc dáng sau sinh.

Những lưu ý khi thai 12 tuần ba mẹ cần nhớ

Lúc này nguy cơ bà bầu bị sảy thai đã thấp hơn nhưng không phải đã hoàn hoàn an toàn. Thai nhi cũng bắt đầu bước sang giai đoạn phát triển mạnh mẽ, bà bầu cần được chăm sóc đặc biệt.

Dưới đây là những lưu ý khi thai 12 tuần dành cho các cặp vợ chồng:

  • Nhận biết dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, nếu thấy bà bầu bị đau lưng với mức độ và cường độ tăng dần ở 2 bên xương chậu thì cần đưa đi khám ngay.
  • Bị chảy máu âm đạo bất thường, kéo dài.
  • Xuất hiện các cơn co tử cung với tần suất 5 – 20p/lần bà bầu cần được đưa đến bệnh viên khám và theo dõi y tế ngay.
  • Duy trì bổ sung sắt, axit folic, DHA bằng đường uống hàng ngày theo đúng liều lượng bác sĩ đã chỉ định. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bà bầu nên uống canxi vào tháng thứ mấy để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phát triển bộ xương của thai nhi, giúp trẻ cao lớn, thông minh hơn và giảm nguy cơ bà bầu bị thoái hóa xương, loãng xương khi đến tuổi mãn kinh.
  • Đi khám thai định kỳ và thực hiện những xét nghiệm thai kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng các nhóm chất gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ. Mẹ bầu cũng cần ăn nhiều rau xanh và trái cây để tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai. Ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và canxi, axit folic, DHA là những vi chất thiết yếu với thai kỳ, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

bà bầu nên bổ sung canxi từ tháng thứ mấy

Bà bầu 12 tuần nên bổ sung canxi bằng thực phẩm và viên canxi

Mang thai 12 tuần mẹ cần khám những gì?

Khi mang thai 12 tuần bà mẹ cần khám thai bao gồm những bước sau:

  • Thai 12 tuần siêu âm độ mờ da gáy để chẩn đoán nguy cơ thai nhi bị mắc Hội chứng Down và những dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, sứt môi, não úng thủy, nứt đốt sống, hở thành bụng, bệnh tim bẩm sinh,…
  • Xét nghiệm nhóm máu và công thức máu của bà mẹ để phát hiện tình trạng bất đồng nhóm máu sớm (nếu có). Nếu nhóm máu của bà bầu và thai nhi có yếu tố Rh khác nhau sẽ khiến thai nhi mắc bệnh huyết tán, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ bị nguy hiểm tính mạng.
  • Xét nghiệm chẩn đoán bà mẹ có mắc các bệnh lây được cho thai nhi như HIV, viêm gan B hay không để bác sĩ áp dụng các biện pháp hạn chế phù hợp, tốt cho thai nhi và có kế hoạch bảo vệ bà mẹ vượt cạn an toàn.
  • Xét nghiệm đường huyết cho bà bầu để có phương án phòng ngừa biến chứng thai kỳ phù hợp.
  • Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện kịp thời các bệnh lý thai sản phổ biến như thiếu hụt carbohydrate, nhiễm trùng đường tiết niệu, nguy cơ bà bầu mắc bệnh thận, tiền sản giật,…
  • Xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test và một số xét nghiệm khác như  chọc ối, sinh thiết gai nhau để xác định nguy cơ rối loạn di truyền nhiễm sắc thể, nứt đốt sống, vô sọ, Down,…

Những lưu ý khi thai 12 tuần ba mẹ cần nhớ!

Bà mẹ mang thai 12 tuần cần khám thai đúng lịch hẹn và thực hiện đầy đủ xét nghiệm thai kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ

Trên đây là những lưu ý khi thai 12 tuần các cặp vợ chồng cần biết để thực hiện đầy đủ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe thai kỳ, giúp thai nhi có điều kiện phát triển toàn diện, tốt nhất. Việc khám thai 12 tuần cần làm những xét nghiệm gì nên thực hiện trong tuần thai này để bác sĩ sớm chẩn đoán các vấn đề thai sản và có biện pháp can thiệp kịp thời trong những trường hợp cần thiết.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn