Trang chủ » Như thế nào là bầu bụng dưới?

Như thế nào là bầu bụng dưới?

(04/07/2021)

Phụ nữ mang thai bầu bụng dưới là như thế nào? Tìm hiểu về những tác động của mang thai bầu bụng dưới đối với sức khỏe thai kì.

4.6 (92%) 40 votes

Bầu bụng dưới là gì?

Như thế nào là bầu bụng dưới

Bầu bụng dưới hay còn gọi là mang thai bụng dưới, đây là tình trạng bụng bầu to và hơi chèn ngang ở phần dưới bụng. Khi thai nhi lớn dần lên mẹ bầu sẽ ngày càng cảm thấy bụng lớn dần, to ra nhanh và vô cùng nặng nề, mệt mỏi nhất là vào những tháng cuối.

Bầu bụng dưới do tình trạng túi thai nằm thấp ở phía dưới tử cung của mẹ. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do:

  • Vị trí làm tổ của thai nhi trong tử cung: Thai nhi làm tổ ở phía dưới của tử cung sẽ khiến mẹ bầu mang bầu bụng dưới.
  • Cơ bụng của mẹ bầu: Những mẹ bầu có cơ bụng yếu, không săn chắc sẽ có khả năng cao bầu bụng dưới.

Như thế nào là bầu bụng dưới?

Bầu bụng dưới có nguy hiểm không?

Bầu bụng dưới là hiện tượng rất thường gặp ở nhiều mẹ bầu và gây nên không ít băn khoăn lo lắng cho sức khỏe và sự phát triển của em bé trong bụng.

Thực tế, các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, bầu bụng dưới không phải là dấu hiệu nguy hiểm do đó mẹ bầu không cần quá lo lắng nếu thấy phần bụng dưới to hơn bụng trên. Việc các mẹ cần làm là tập trung bổ sung dưỡng chất thật đầy đủ trong thai kì, có chế độ sinh hoạt lành mạnh, làm việc điều độ để thai nhi có thể phát triển tốt nhất.

Tuy nhiên, các mẹ bầu khi bước vào giai đoạn những tháng cuối thai kỳ cần phải đặc biệt chú ý đến tình trạng bụng bầu tụt xuống, bởi đây là một trong những dấu hiệu sắp sinh phổ biến. Với những mẹ mới sinh con lần đầu, bụng sẽ tụt xuống khoảng 2 – 4 tuần trước khi sinh. Ở những mẹ sinh con lần 2, 3 thì hiện tượng tụt bụng có thể sẽ ra trước khi bắt đầu chuyển dạ.

Tuy nhiên nếu bụng bầu xuống thấp hay túi thai tụt thấp quá sớm cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe. Do đó các mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bản thân để được can thiệp và xử lí kịp thời.

Như thế nào là bầu bụng dưới?

Bụng bầu dưới không phải dấu hiệu nguy hiểm

Những phán đoán dân gian về bầu bụng dưới

Hình dáng và kích thước bụng bầu là mối quan tâm rất lớn đối với các chị em trong thời gian mang thai. Cùng tìm hiểu những quan niệm dân gian về tình trạng bầu bụng dưới là đúng hay sai nhé!

Bầu bụng dưới sinh con trai ?

Theo kinh nghiệm dân gian, nếu bà bầu bụng to và hơi chèn ngang phần dưới bụng có thể là dấu hiệu sinh con trai. Tất nhiên, đây chỉ là lời đồn thổi của các mẹ. Khoa học chưa tìm thấy bằng chứng nào cho thấy mối liên hệ giữa giới tính thai nhi và hình dáng bụng bầu của mẹ.

Giới tính thai nhi hình thành dựa vào nhiễm sắc thể giới tính trong trứng của mẹ và tinh trùng của bố. Bên cạnh đó những yếu tố ảnh hưởng tới giới tính thai nhi như thời điểm quan hệ, sự điều tiết hoocmon, di truyền trong gia đình……cũng ảnh hưởng không nhỏ. Do đó, bầu bụng dưới sinh con trai là quan niệm dân gian không có cơ sở, mẹ bầu chỉ nên tham khảo.

Như thế nào là bầu bụng dưới?

Hình dáng bụng bầu không phản ánh giới tính thai nhi

Mang thai bụng dưới dễ sinh?

Thực tế, việc sinh khó hay dễ sẽ phụ thuộc và sức khỏe của mẹ bầu và độ mở của tử cung, việc này không hề bị ảnh hưởng bởi việc chửa bụng trên hay bụng dưới. Các mẹ nên chú ý theo dõi những biểu hiện của cơ thể vào những tháng cuối tháng kì để chủ động trong việc chuyển dạ, đón bé chào đời.

Mang thai bầu bụng dưới nên làm gì trong thai kì

Mẹ bầu mang thai bầu bụng dưới cần chú ý để chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hằng ngày để tạo điều kiện nuôi dưỡng thai nhi được tốt nhất. Mẹ bầu nên chú ý những việc làm sau:

  • Xây dựng và thực hiện đều đặn thực đơn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết
  • Có chế độ ăn uống đa dạng, cân đối, lành mạnh
  • Không nên ăn nhiều đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn, thức ăn nhanh
  • Tránh uống cà phê, rượu bia, chất kích thích trong thai kì
  • Bổ sung khoáng chất như sắt, canxi, DHA cho bà bầu với liều lượng thích hợp với sự chỉ định của các bác sĩ.
  • Vận động, rèn luyện thể chất nhẹ nhàng với những bài tập yoga dành riêng cho bà bầu sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng.
  • Massage cơ thể nhẹ nhàng mỗi ngày kết hợp với tắm nước nóng cho cơ thể thư giãn.
  • Mặc quần áo thoải mái tránh bó sát gây chèn ép cơ thể.
  • Uống thật nhiều nước mỗi ngày.
  • Đặt thêm 1 chiếc ghế thấp để kê chân khi ngồi.
  • Hạn chế đứng quá lâu
  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày

Như thế nào là bầu bụng dưới?

Bổ sung khoáng chất như sắt, canxi, DHA trong suốt thai kì và cả sau khi sinh

Các bác sĩ đã khẳng định việc chửa bụng dưới không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ lẫn bé. Chính vì thế, thay vì lo lắng đến việc chửa bụng dưới thì các mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để bé yêu được phát triển một cách toàn diện nhất.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn