Trang chủ » Nhiễm trùng sau sinh có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng sau sinh có nguy hiểm không?

(31/10/2023)

Nhiễm trùng sau sinh là một trong những tai biến sản khoa nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của các mẹ. Giải đáp nhiễm trùng sau sinh có nguy hiểm không và có tác động như nào đến mẹ sau sinh và em bé sơ sinh.

Rate this post

Nhiễm trùng sau sinh là gì?

Nhiễm trùng sau sinh là tình trạng vùng kín bị nhiễm khuẩn trong thời kỳ hậu sản, vi khuẩn xâm nhập từ bộ phận sinh dục theo đường máu, nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo, cổ tử cung qua tổn thương đường sinh dục trong và sau sinh. Nhiễm trùng sau sinh là 1 trong 5 bệnh hậu sản nguy hiểm và thường gặp nhất, thường xảy ra trong thời kỳ hậu sản tức là 6 tuần sau sinh.

Vị trí có thể bị nhiễm khuẩn có thể là âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn, tử cung, nội mạc tử cung, tiểu khung, vết mổ… tác nhân là các vi khuẩn thường gặp như: liên cầu, tụ cầu, vi khuẩn kỵ khí,… Thai phụ sau khi sinh 1 ngày nếu có triệu chứng sốt cần nghĩ ngay đến nguy cơ mắc bệnh.

Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh nhiễm trùng sau sinh có thể là:

  • Do sản phụ bị nhiễm khuẩn âm hộ, tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung trong quá trình cắt khâu tầng sinh môn không đảm bảo vô khuẩn hoặc trong quá trình chăm sóc vùng kín sau sinh sai cách.
  • Do bị nhiễm trùng sau sinh ở trong tử cung bởi có các mức độ như viêm cơ tử cung, viêm niêm mạc tử cung, viêm toàn bộ tử cung.
  • Do viêm phúc mạc sau sinh: Trong trường hợp mổ lấy thai mà sản phụ bị vỡ tử cung, nhiễm khuẩn ối, mổ vào ruột hoặc vô trùng kém, quên gạc khi mổ.
  • Nhiễm khuẩn máu sau sinh: Đây là hình thái nhiễm trùng nặng nhất của nhiễm trùng hậu sản do không được phát hiện và điều trị sớm.

Nhiễm trùng sau sinh có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng sau sinh là tai biến sản khoa thường gặp

Nhiễm trùng sau sinh có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng sau sinh là một trong những tai biến sản khoa không hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm. Bệnh để lại hậu quả nặng nề cho sản phụ và em bé sơ sinh do kéo dài thời gian nằm viện, ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng chi phí điều trị.

Hậu quả của nhiễm trùng sau sinh với sức khỏe của sản phụ còn phụ thuộc vào hình thái nhiễm trùng cũng như mức độ bệnh. Các mẹ có thể gặp tình trạng nhiễm trùng tầng sinh môn, âm đạo, âm hộ, tử cung, phúc mạc… nghiêm trọng dẫn đến suy yếu và ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản sau này.

Thậm chí, khi các vi khuẩn tấn công cơ thể mẹ có thể gây tổn thương các cơ quan như gan, thận, khiến cơ thể suy yếu nhanh. Đây cũng là hình thái nặng nhất của nhiễm trùng sau sinh. Các biến chứng của bệnh có thể kể đến như suy thận cơ năng, viêm thận kẽ, áp xe phổi, viêm nội tâm mạc, áp xe não, viêm màng não,… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sản phụ bị nhiễm trùng huyết có nguy cơ tử vong cao.

Do đó, sau khi sinh, sản phụ thường trải qua quá trình co hồi tử cung để tống đẩy sản dịch ra ngoài, quá trình này diễn ra trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu sau sinh 4 ngày mà sản phụ có biểu hiện sốt cao, tử cung co hồi chậm và sản dịch ra ít, có biểu hiện bị ứ lại, có mùi hôi, khi ấn vào tử cung thấy đau thì hãy nghĩ tới trường hợp bị nhiễm khuẩn sau sinh và cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng sau sinh có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng sau sinh gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của sản phụ

Cần làm gì khi bị nhiễm trùng sau sinh

Những việc làm sau đây mẹ cần thực hiện ngay khi bị nhiễm trùng sau sinh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

  • Sản phụ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xác định tình trạng nhiễm trùng. Từ đó bác sĩ có biện pháp can thiệp phù hợp.
  • Tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe, để giúp tình trạng nhiễm khuẩn sau sinh điều trị hiệu quả.
  • Vệ sinh hằng ngày có thể bằng nước hoặc dung dịch vệ sinh phù hợp trong cả quá trình mang thai và sau sinh, ưu tiên sử dụng các sản phẩm lành tính, không sử dụng dung dịch vệ sinh có độ PH cao
  • Luôn giữ vùng kín khô thoáng sạch sẽ, vệ sinh nhẹ nhàng tránh chà xát mạnh, tuyệt đối tránh thụt rửa sâu bộ phận sinh dục có thể làm tình trạng nhiễm khuẩn thêm trầm trọng.
  • Sản phụ cần vệ sinh và thay quần lót liên tục để giúp vùng kín luôn sạch sẽ, tránh bị nhiễm khuẩn.
  • Không được quan hệ vợ chồng quá sớm hoặc quan hệ trong thời gian điều trị nhiễm trùng sau sinh.

Xây dựng chế độ ăn uống cân đối và kết hợp sử dụng các viên uống vi chất sau sinh là việc bất kỳ sản phụ nào cũng nên thực hiện bởi cơ thể mẹ có được bổ sung đủ dưỡng chất mới tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch giúp mẹ có thể nhanh chóng hồi phục, chống lại sự tấn công của vi khuẩn.

Mẹ sau sinh uống vitamin đến khi nào. Mẹ có thể uống các viên sắt canxi, vitamin tổng hợp đến ít nhất 6 tháng sau sinh hoặc tốt nhất là kéo dài trong suốt thời gia cho con bú. Bổ sung đủ dưỡng chất mỗi ngày giúp mẹ khỏe và đảm bảo quá trình tiết sữa cho bé.

Vitamin tổng hợp cho mẹ sau sinh - nhập khẩu từ Châu Âu

Vitamin tổng hợp cho mẹ sau sinh – nhập khẩu từ Châu Âu

Từ những mối nguy hiểm của nhiễm trùng sau sinh gây nên cho sản phụ, các mẹ cần chuẩn bị kiến thức và kinh nghiệm thật tốt để có thể chăm sóc bản thân và sớm phát hiện ra những bất thường không mong muốn. Đừng quên sử dụng các loại viên uống vi chất mỗi ngày, ưu tiên viên sắt canxi, vitamin tổng hợp không gây táo bón giúp mẹ bổ sung dưỡng chất cho cơ thể thật tốt, rút ngắn thời gian hồi phục. Chúc mẹ và em bé luôn được khỏe mạnh!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn