Trang chủ » Nguyên nhân trẻ bị tăng động giảm chú ý

Nguyên nhân trẻ bị tăng động giảm chú ý

(26/03/2024)

Tỷ lệ trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý ngày càng nhiều. Các bậc phụ huynh quan tâm đến nguyên nhân gây bệnh để có thể điều trị hiệu quả cho con cũng như giúp ngăn ngừa từ sớm để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Nguyên nhân trẻ bị tăng động giảm chú ý là gì?

Rate this post

Nguyên nhân trẻ bị tăng động giảm chú ý

Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định được chính xác nguyên nhân khiến trẻ bị tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những nguyên nhân dưới đây góp phần gây bệnh cho trẻ.

Chấn thương não

Có nhiều giả thuyết cho rằng, trẻ bị chấn thương sọ não có những dấu hiệu giống như tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, chỉ một tỷ lệ nhỏ trẻ bị tăng động giảm chú ý có chấn thương não.

Di truyền

Rối loạn tăng động giảm chú ý thường có tính chất gia đình nên được xem là do ảnh hưởng của gen di truyền. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, 25% người có huyết thống với trẻ bị tăng động giảm chú ý cũng bị bệnh này. Trong khi đó, chỉ 5% dân số chung bị bệnh.

Đặc biệt, trẻ sinh đôi thường sẽ bị cả đôi nên đây là minh chứng mạnh mẽ cho yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây tăng động giảm chú ý.

Nguyên nhân trẻ bị tăng động giảm chú ý

Yếu tố di truyền tác động trực tiếp đến hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ

Tác động từ môi trường

Có ít bằng chứng cho rằng tỷ lệ trẻ tăng động giảm chú ý tăng lên do yếu tố xã hội, cách nuôi dạy trẻ. Tuy nhiên, yếu tố môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ các rối loạn.

Một số tác động từ môi trường có thể dẫn đến tăng động giảm chú ý gồm:

  • Khi mang thai, người mẹ hút thuốc lá và uống rượu thường xuyên làm tăng nguy cơ em bé sinh ra bị tăng động giảm chú ý.
  • Nhiễm độc chì làm tăng nguy cơ trẻ mắc hội chứng này. Những ngôi nhà cũ sử dụng sơn có chì, ăn thực phẩm được chế biến với nước chứa hợp chất chì… là nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm độc chì.

Tiêu thụ nhiều chất phụ gia và đường

Có giả thuyết cho rằng, rối loạn tăng động giảm chú ý gây ra bởi đường tinh luyện và các chất phụ gia thực phẩm. Những triệu chứng của hội chứng này trầm trọng hơn khi tiêu thụ nhiều đường và chất phụ gia.

Cần làm gì khi trẻ bị tăng động giảm chú ý?

Nguyên nhân trẻ bị tăng động giảm chú ý

Không cho trẻ xem tivi quá nhiều mà hãy cho bé tiếp xúc với nhiều người

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn của não bộ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, suy nghĩ và sự phát triển của trẻ nên cần được điều trị sớm.

Để ngăn ngừa nguy cơ cũng như làm giảm các triệu chứng của bệnh, ba mẹ cần:

  • Khi mang thai, người mẹ hãy tránh xa các yếu tố có thể gây hại cho thai nhi như: không uống rượu bia, không hút thuốc lá, không sử dụng chất kích thích…
  • Bảo vệ con, không cho bé tiếp xúc với chất độc, chất ô nhiễm như khói thuốc lá, sơn chì…
  • Dù không phải là nguyên nhân chính gây bệnh nhưng ba mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc quá nhiều với tivi, điện thoại trong 5 năm đầu đời.
  • Cho bé đi khám với chuyên gia tâm lý để được hướng dẫn điều trị bằng những phương pháp hiệu quả như liệu phát hành vi, tư vấn sức khỏe… Giai đoạn đầu, cho bé đi khám bác sĩ thường xuyên. Khi triệu chứng thuyên giảm, hãy duy trì khám lại sau mỗi 3 – 6 tháng đến khi con ổn định hoàn toàn. Nếu thấy bé có các triệu chứng như mất ngủ, chán ăn, khó chịu… thì nên gọi cho bác sĩ để được tư vấn.
  • Khi mang thai, mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ, bổ sung DHA vì nó rất cần thiết cho sự phát triển não bộ thai nhi, giúp bé thông minh, nhanh nhẹn hơn.
  • Trong chế độ dinh dưỡng của trẻ, hãy bổ sung đầy đủ các chất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của bé như canxi, sắt, DHA, kẽm, magie, protein… Đặc biệt, bổ sung DHA đầy đủ sẽ giúp não bộ của con hoạt động hiệu quả hơn, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của rối loạn não bộ mà trẻ tăng động giảm chú ý thường xuyên gặp phải.

Những thực phẩm giàu DHA ba mẹ nên bổ sung cho bé gồm: cá hồi, cá trích, trứng gà, các loại hạt như hạt óc chó, hạt hạnh nhân, rau xanh như súp lơ, cải bina… Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý bổ sung DHA cho trẻ tăng động giảm chú ý bằng các sản phẩm chuyên biệt với liều lượng phù hợp để cung cấp đủ nhu cầu DHA cho sự phát triển trí não của bé trong những năm đầu đời!

dha dạng giọt cho bé

Sản phẩm bổ sung DHA dạng giọt cho bé, nhập khẩu Châu Âu

Khi sử dụng những thực phẩm bổ sung này, hãy chú ý đến vấn đề DHA cho trẻ uống sáng hay tối để bổ sung đúng cách. Theo khuyến cáo thì ba mẹ nên cho trẻ uống DHA sau bữa ăn tối giàu chất béo vì sẽ giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tối đa, đồng thời còn hỗ trợ bé ngủ ngon hơn.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn