Trang chủ » 5 biểu hiện trẻ tăng động giảm chú ý ba mẹ nên lưu ý

5 biểu hiện trẻ tăng động giảm chú ý ba mẹ nên lưu ý

(23/03/2024)

Tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn về phát triển tâm thần kinh ở trẻ em. Bật mí 5 biểu hiện trẻ tăng động giảm chú ý ba mẹ nên lưu ý giúp phát hiện sớm tình trạng của trẻ để có cách can thiệp cho phù hợp.

Rate this post

Tăng động giảm chú ý là gì?

Rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ em. Tình trạng này được chẩn đoán khi trẻ còn nhỏ và thường kéo dài đến tuổi trưởng thành. Trẻ mắc tăng động giảm chú ý có thể gặp khó khăn trong việc chú ý, kiểm soát hành vi bốc đồng hoặc hoạt động quá mức.

Có ba dạng của tăng động giảm chú ý:

  • Chủ yếu là giảm chú ý: Phần lớn các triệu chứng rơi vào tình trạng không tập trung.
  • Chủ yếu là hiếu động: Phần lớn các triệu chứng là hiếu động và bốc đồng.
  • Kết hợp: Đây là sự pha trộn của các triệu chứng không tập trung và các triệu chứng hiếu động/ bốc đồng.

Mặc dù điều trị sẽ không chữa khỏi tăng động, giảm chú ý ở trẻ, nhưng nó có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh. Điều trị thường bao gồm thuốc và các can thiệp hành vi con người. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc cải thiện sức khỏe của trẻ.

5 biểu hiện trẻ tăng động giảm chú ý ba mẹ nên lưu ý

Tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thần kinh ở trẻ

5 biểu hiện trẻ tăng động giảm chú ý ba mẹ nên lưu ý

Để sớm phát hiện ra tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ, bố mẹ hãy quan sát nếu trẻ có những biểu hiện sau đây:

1. Hiếu động quá mức

Trẻ tăng động dường như có một nguồn năng lượng vô tận, trẻ hoạt động liên tục không biết mệt, luôn ngọ nguậy chân tay và không thể ngồi yên một chỗ. Trẻ có thể leo trèo khắp nơi, từ cửa sổ, lan can đến bàn ghế, chúng không quan tâm đến lời dọa nạt của người lớn và chẳng sợ nguy hiểm.

2. Trẻ mất tập trung chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý có biểu hiện mất tập trung, thường xuyên lơ đãng, thất thần và không quan tâm mọi thứ xung quanh cũng. Thậm chí bé cũng không tập trung khi giao tiếp với cha mẹ, bạn bè, thầy cô, không thể nhớ rõ được nội dung cuộc trò chuyện.

Bé thích rất nhiều thứ nhưng không duy trì lâu, rất nhanh chán. Thiếu kiên nhẫn và hay bỏ dở những việc đang làm, dễ phân tâm khi bị tiếng động hay đồ vật thu hút sự chú ý.

5 biểu hiện trẻ tăng động giảm chú ý ba mẹ nên lưu ý

Trẻ thường không tập trung và nhanh chán

3. Hấp tấp trong hành vi

Trẻ thường hành động mà không suy nghĩ, hấp tấp, nóng vội và bất cẩn trong mọi việc. Trẻ khó khăn khi chờ đợi đến lượt của mình, thường trả lời khi người khác chưa hỏi xong và thích phá đám, chen ngang vào các hoạt động mà mình không tham gia.

4. Khó kiềm chế cảm xúc, hay nổi nóng

Trẻ khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, dễ nóng giận và có các hành động vượt quá giới hạn như la hét, giật tóc, xô xát hay đánh bạn, cào cấu cả người lớn.

5. Giao tiếp kém 

Trẻ bị tăng động giảm chú ý rất hay gặp vấn đề về mặt ngôn ngữ. Trong những năm đầu đời khả năng nói vẫn phát triển bình thường, nhưng vào một thời điểm nào đó việc tổ chức câu từ, sắp xếp từ ngữ gặp khó khăn, không thể diễn đạt rõ ràng thông qua lời nói. Thực tế hiện tượng này dần xảy ra ngày càng nhiều ở trẻ mắc bệnh gây không ít khó khăn cho việc giao tiếp, học tập, cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Bố mẹ cần làm gì khi có con bị tăng động giảm chú ý

Tăng động giảm chú ý nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi và chất lượng cuộc sống của trẻ. Do đó bố mẹ cần phát hiện kịp thời và có biện pháp can thiệp phù hợp. Những việc bố mẹ cần làm như sau:

  • Bố mẹ có thể phối hợp với giáo viên nhà trường tác động để điều chỉnh hành vi của trẻ theo hướng tích cực hơn.
  • Cha mẹ nên dành những lời khen ngợi, tặng thưởng bằng những món quà nhỏ,… khi trẻ làm được việc tốt, giúp trẻ có thêm động lực.
  • Thiết lập thời gian biểu cho từng công việc hàng ngày từ lúc trẻ thức giấc đến lúc đi ngủ và yêu cầu trẻ nghiêm túc thực hiện theo, điều này giúp con cải thiện khả năng tập trung, tổ chức, sắp xếp công việc.
  • Ba mẹ dành thời gian để trò chuyện và chơi cùng trẻ nhiều hơn, nhằm gắn kết tình cảm gia đình.
  • Tạo điều kiện để con được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa hay các môn nghệ thuật, thể thao mang tính đồng đội, giúp con có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người, cải thiện tính kỷ luật, kiên nhẫn, kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn.

Ngay từ giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần chú ý bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ phát triển hệ thần kinh của trẻ như sắt, axit folic, magie đặc biệt là DHA mỗi ngày. Sau khi sinh, mẹ vẫn cần uống DHA rồi cho bé bú giúp bổ sung DHA qua sữa mẹ giúp trẻ phát triển trí não, ngăn ngừa tăng động giảm chú ý hiệu quả. Dha uống sáng hay tối? Các mẹ nên uống DHA vào buổi sáng hoặc buổi tối đều được tuy nhiên cần kết hợp với bữa ăn giàu chất béo giúp DHA được hấp thu tối ưu.

Viên uống bổ sung DHA cho mẹ bầu và sau sinh

Viên uống bổ sung DHA cho mẹ bầu và sau sinh – nhập khẩu từ Châu Âu

Qua bài viết trên các bố mẹ đã hiểu hơn về 5 biểu hiện trẻ tăng động giảm chú ý ba mẹ nên lưu ý cũng như có cách can thiệp để cải thiện tình trạng trên cho hợp lí. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. 

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn