Trang chủ » Lưu ý khi chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý

Lưu ý khi chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý

(23/03/2024)

Chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý cần đòi hỏi bố mẹ trang bị những kiến thức đúng và kinh nghiệm để giúp trẻ có thể cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý sẽ được trình bày trong bài viết sau.

Rate this post

Dấu hiệu trẻ bị tăng động giảm chú ý

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển được đặc trưng bởi những hành vi hiếu động quá mức kèm theo giảm khả năng chú ý, thiếu tập trung và dễ bị phân tâm bởi những tác động bên ngoài.Tình trạng này sẽ gây nên rất nhiều khó khăn đối với việc học tập, giao tiếp và các sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý thường khó lắng nghe lời nói của bố mẹ

Những dấu hiệu trẻ bị tăng động giảm chú ý thường gặp bao gồm:

  • Trẻ rất dễ bị phân tâm và mất tập trung khi đang chơi hoặc khi ngồi trong lớp học.
  • Thường không chú ý đến những chi tiết nhỏ, dẫn đến những lỗi do không cẩn thận trong bài vở hay những hoạt động khác.
  • Không lắng nghe khi đang nói chuyện với người khác, không nghe và làm theo những gì mà bố mẹ hay thầy cô hướng dẫn, dẫn đến kết quả học tập kém.
  • Không giữ được sự chú ý lâu trong khi chơi một trò chơi hay làm một công việc gì đó, đặc biệt thường không thích làm những việc cần sự tập trung.
  • Hay quên, hay làm mất đồ dùng sách vở.
  • Thiếu tính tổ chức trong học tập, công việc.
  • Bốc đồng trong hành động, khó kiềm chế cảm xúc, chẳng hạn như hay kéo tóc, la hét, đánh bạn hoặc cáu giận, tấn công bất ngờ ngay cả khi bố mẹ đang ôm ấp.
  • Tay chân hay ngó ngoáy và ngồi không yên. Hoạt động không ngừng nghỉ và thường ngủ rất ít.
  • Nói quá nhiều, thích quấy rầy hoặc phá đám trong các trò chơi, cuộc trò chuyện của bạn bè và thường trả lời xong trước khi người khác đang hỏi.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý

Rối loạn tăng động giảm chú ý không thể chữa khỏi hoàn toàn tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc, cải thiện, hỗ trợ sẽ làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Trong việc chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý, bố mẹ cần lưu ý:

Cần xây dựng thời gian biểu khoa học

Trong sinh hoạt hằng ngày, bố mẹ cần xây dựng thời gian biểu cụ thể, khoa học và chi tiết cho từng việc trong ngày mà trẻ phải làm, như thời gian thức dậy, đánh răng, ăn sáng, đi học… đến khi kết thúc một ngày.

Sinh hoạt theo thời gian biểu đã có sẵn giúp trẻ tập trung và chú ý hơn, hạn chế tình trạng bỏ giữa chừng, lơ là trong sinh hoạt, đồng thời rèn cho trẻ óc làm việc và sinh hoạt có tổ chức.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý

Mẹ nên xây dựng thời gian biểu cho bé mỗi ngày

Không nên tạo áp lực cho trẻ

Khi trẻ mắc lỗi, cần kiên trì nhắc nhở, giải thích kiểm soát hành vi. Nếu không sửa lỗi có thể phạt bằng hình thức phù hợp như thời gian tách biệt, trả giá hành vi, … có giải thích lý do. Tránh đánh mắng trẻ và tạo áp lực lên trẻ. Thường xuyên khuyến khích hành vi tốt của trẻ bằng lời nhẹ nhàng và khen thưởng động viên kịp thời.

Luyện khả năng tập trung cho trẻ

Giúp cải thiện khả năng tập trung và sự chú ý. Bố mẹ cần luyện tập khả năng tập trung cho trẻ.

  • Tạo môi trường yên tĩnh khi trẻ học tập.
  • Tạo cho trẻ chú ý nghe nhìn khi bố mẹ nói.
  • Nói rõ ràng yêu cầu của bố mẹ với trẻ.
  • Bảo trẻ nhắc lại những gì mà bố mẹ muốn.
  • Tránh quá nhiều việc, nhiều thứ cùng lúc làm trẻ mất tập trung.
  • Nên cho trẻ chơi trò chơi tĩnh, đòi hỏi phải tư duy.

Bổ sung các dưỡng chất tốt cho trí não 

Sự thiếu hụt các dưỡng chất như sắt, kẽm, DHA, axit folic, magie, vitamin nhóm B có thể gây ra suy yếu về tinh thần ở tất cả trẻ em, đặc biệt là những trẻ bị chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý. Do đó trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ tăng động giảm chú ý hằng ngày, bố mẹ nên tăng cường bổ sung đa dạng các vi chất trong đó tập trung các dưỡng chất tốt cho trí não nói trên.

Viên uống bổ sung DHA cho mẹ bầu và sau sinh

Viên uống bổ sung DHA cho mẹ bầu và sau sinh – nhập khẩu từ Châu Âu

Bổ sung DHA cho trẻ ngay từ giai đoạn bào thai là việc làm rất quan trọng. Mẹ bầu nên uống thêm viên uống giàu DHA mỗi ngày kết hợp ăn các thực phẩm giàu DHA. DHA uống sáng hay tối tốt nhất? Sáng và tối đều là thời điểm uống DHA giúp hấp thu tốt tuy nhiên điều quan trọng nhất là uống DHA kết hợp với bữa ăn giàu chất béo giúp hấp thu dưỡng chất được tốt nhất.

Tóm lại, cha mẹ cần phát hiện và can thiệp sớm để cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ bởi hội chứng này không những ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hiện tại mà còn gây nên những hệ lụy khi trẻ trưởng thành. Chúc trẻ được phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn