(11/11/2018)
Khi mẹ bầu nạp vào cơ thể những món ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì nguy cơ bị ngộ độc là rất cao. Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời sẽ gây tác động xấu tới cả mẹ và thai nhi.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngộ độc thức ăn là do người mắc bệnh ăn phải những món ăn chứa vi sinh vật gây hại như: vi khuẩn, kí sinh trùng và các loại vi rút. Thường xuất hiện sau ăn 30-45 phút hay cũng có thể là 1-2 ngày sau đó.
Người bị ngộ độc thức ăn thường có những triệu chứng: buồn nôn, đau bụng, có thể sốt, tiêu chảy. Ở nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn còn dẫn đến mê sảng, co giật,…
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ, ngộ độc thức ăn cũng gây ra nhiều nguy cơ cho thai nhi. Mức độ ảnh hưởng là nhẹ hay nặng sẽ phụ thuộc vào độc tính của loại vi khuẩn trong những thức ăn mà người mẹ nạp vào cơ thể.
Đối với những trường hợp mẹ bầu bị ngộ độc trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ sẽ nguy hiểm đến thai nhi làm tăng nguy cơ dọa sảy thai, sảy thai hay thai chết lưu.
Còn đối với những trường hợp mẹ bầu bị ngộ độc trong 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối thai kỳ, thì thai nhi sẽ bị chậm phát triển, suy thai,…
Vi khuẩn Samonella và Campylobacter: Đây là 2 loại vi khuẩn thường có nhiều trong thịt gà, lợn. Ngoài ra, còn có thể tồn tại trong các sản phẩm từ sữa mà chưa được tiệt trùng.
Vi khuẩn Clostridium perfingens: thường có trong thịt lợn, gia cầm tươi, trứng.
Vi khuẩn Listeria: tồn tại trong các loại thịt, hải sản,… Loại vi khuẩn này có thể gây ra cảm cúm kèm những cơn sốt lặp đi lặp lại, tiêu chảy cho mẹ bầu. Đặc biệt, vi khuẩn listeria có thể xâm nhập vào nhau thai, làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc mắc bệnh hiểm nghèo ở trẻ sau sinh.
Vi khuẩn E. coli: sinh sống trong đường ruột của gia súc. Và khi mẹ bầu ăn thịt bò chưa được nấu chín hay sữa chua tiệt trùng sẽ bị nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần lưu ý không nên sử dụng những loại thực phẩm có hàm lượng thuỷ ngân cao như: cá ngừ hay cá sông sống trong vùng nước bị ô nhiễm. Bởi khi cơ thể tiếp nhận hàm lượng thủy ngân cao từ những thực phẩm đó sẽ làm cho thai nhi chậm phát triển, não bị tổn thương…
Để phòng tránh ngộ độc thức ăn khi mang thai, mẹ bầu cần nhớ:
Satbabau.vn hy vọng bài viết này đã giúp các mẹ có thêm những thông tin hữu ích về tình trạng ngộ độc thức ăn trong thai kỳ để có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Chúc các mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh nhé!
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ