Trang chủ » Mẹ sau sinh bị ho sổ mũi phải làm sao để cải thiện?

Mẹ sau sinh bị ho sổ mũi phải làm sao để cải thiện?

(15/07/2023)

Bị ho, sổ mũi khiến mẹ sau sinh bị mệt mỏi, đau đầu, ảnh hưởng đến việc chăm sóc con nhỏ và chất lượng cuộc sống. Mẹ sau sinh bị ho sổ mũi phải làm sao để cải thiện?

5 (100%) 1 vote

Ho sổ mũi là triệu chứng của bệnh gì?

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ các chất gây kích ứng ra khỏi đường hô hấp. Sổ mũi là tình trạng dịch trong xoang mũi (nước mũi) chảy nhiều bất thường. Nước mũi có thể chảy ra ngoài hay chảy ngược vào trong cổ họng hoặc chảy theo cả 2 hướng cùng lúc. Sổ mũi có thể do dị ứng với thời tiết, môi trường, chất gây kích ứng,… hoặc do viêm mũi sau khi virus, vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. Ho sổ mũi là phản xạ của cơ thể nhằm loại bỏ các yếu tố gây kích ứng như khói, bụi, nấm mốc, phấn hoa, chất gây dị ứng, vi khuẩn, virus,…

Mẹ sau sinh bị ho sổ mũi phải làm sao?

Mẹ sau sinh bị ho sổ mũi có thể do bị kích ứng hoặc do bị nhiễm khuẩn dẫn tới viêm mũi

Nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị ho sổ mũi gồm có:

  • Viêm mũi dị ứng: Rất phổ biến ở Việt Nam do tình trạng khói, bụi, ô nhiễm môi trường với các triệu chứng điển hình như ngứa mũi kèm ngứa mắt, tai, vòm hòng; ho sổ mũi, hắt hơi liên tục, nghẹt mũi,…
  • Cảm lạnh (viêm mũi cấp): Thường xuất hiện vào lúc giao mùa, do virus gây nên, có thể tự thuyên giảm sau 1 tuần với các triệu chứng ho sổ mũi có thể đi kèm sốt nhẹ
  • Cúm: Là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra, rất dễ lây lan, thường kéo dài khoảng 2 – 5 ngày và thuyên giảm sau 1 tuần. Biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm là viêm phổi thứ phát có thể dẫn tới tử vong. Triệu chứng điểm hình của cảm cúm là mệt mỏi, đau đầu, đau cơ bắp, viêm họng, ho sổ mũi, nghẹt mũi, ho khan, sốt trên 38 độ C
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá: Khói thuốc cũng có thể kích thích màng nhầy sản xuất nhiều chất nhờn và gây ho sổ mũi
  • Ăn thức ăn cay: Ho sổ mũi khi ăn thức ăn cay là tình trạng viêm mũi không dị ứng do các dây thần kinh trong xoang bị kích thích quá mức.

Mẹ sau sinh bị ho sổ mũi phải làm sao để cải thiện?

Tùy từng nguyên nhân gây ho sổ mũi khác nhau mà mẹ sau sinh có những cách cải thiện phù hợp. Với những trường hợp như bị ho, sổ mũi do hít phải khói thuốc lá hay ăn cay thì các chị em chỉ cần tránh xa khu vực có khói thuốc và không ăn cay là có thể cải thiện ho sổ mũi nhanh chóng. Với nguyên nhân bệnh lý mẹ sau sinh bị ho sổ mũi phải làm sao để cải thiện?

Để cải thiện tình trạng ho sổ mũi mẹ sau sinh có thể áp dụng những cách dưới đây:

Uống nước ấm

Uống nước giúp làm loãng dịch nhầy trong xoang mũi và cổ họng, một chút nước ấm hay nước trà thảo mộc, trà xanh, nước trái cây sẽ có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm ho, đau rát họng nhanh hơn. Mỗi ngày uống đủ 2l nước cũng giúp làm loãng và đảy hết dịch nhầy ra ngoài dễ dàng hơn. Các đồ uống nóng có tác dụng làm đường thở thông thoáng nhanh hơn, trà thảo mộc có chứa các chất kháng sinh, có tác dụng khử khuẩn kháng viêm hiệu quả hơn. Mẹ sau sinh bị ho sổ mũi có thể pha một ly trà thảo mộc và hít hơi nóng từ trà trước khi uống sẽ có tác dụng tốt hơn.

Mẹ sau sinh bị ho sổ mũi phải làm sao?

Uống nước giúp làm loãng dịch nhầy trong xoang mũi và cổ họng và dễ dàng đẩy chúng ra ngoài

Xông hơi mũi họng

Xông hơi mũi họng chữa ho sổ mũi do cảm lạnh thông thường rất hiệu quả. Mẹ sau sinh có thể đun nước gừng, sả, bưởi, hương nhu, bạc hà, khuynh diệp,… để xông vùng mũi họng hoặc đun nước nóng, nhỏ tinh dầu thảo mộc vào nước xông cũng mang lại hiệu quả tốt.

Vệ sinh mũi

Xịt mũi bằng nước muối để loại bỏ chất nhầy sau đó rửa lại bằng nước ấm giúp loại bỏ vi khuẩn, virus đang cư trú trong xoang mũi. Không sử dụng nước lạnh khi làm vệ sinh mũi để các mao mạch ở mũi không bị co lại khiến vi khuẩn, virus không được loại bỏ hoàn toàn mà còn làm tăng nguy cơ viêm tai giữa. Không xịt thẳng vào thành mũi để tránh tia nước gây tổn thương niêm mạc múi và gây chảy máu cam.

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối sinh lý nhằm loại bỏ vi khuẩn, virus trong khoang miệng. Mỗi ngày súc miệng nước muối khoảng 3 – 4 lần sẽ giúp loại bỏ tác nhân gây ho sổ mũi nhanh hơn.

Mẹ sau sinh bị ho sổ mũi phải làm sao?

Súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn, virus, tác nhân gây bệnh cư trú trong khoang miệng

Ngậm mật ong

Mật ong có nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng là tăng sức đề kháng. Mật ong cũng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, một số kháng sinh tự nhiên giúp khả khuẩn kháng viêm hiệu quả.

Ngậm một chút mật ong trong khoang miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, làm sạch khoang miệng. Đồng thời còn bổ sung năng lượng giúp mẹ sau sinh giảm mệt mỏi. Mật ong cũng có tác dụng kích thích khả năng tiêu hóa giúp mẹ sau sinh ăn ngon miệng hơn, hấp thụ và chuyển hóa dưỡng chất tốt hơn, nâng cao sức khỏe hiệu quả.

Ngậm kẹo ho

Hiện nay trên thị trường có nhiều kẹo ngậm ho có nguồn gốc thảo dược hoặc có chứa các chất có khả năng làm giảm kích ứng, cải thiện tình trạng ho sổ mũi cho mẹ sau sinh. Các sản phẩm kẹo ngậm ho có thể do trong nước sản xuất hoặc nhập khẩu từ nước ngoài đều có chất lượng tốt, mẹ sau sinh có thể lựa chọn cho mình một vài hương vị phù hợp, đúng sở thích.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp mẹ sau sinh được cung cấp đầy đủ năng lượng, giảm mệt mỏi. Đồng thời hệ miễn dịch cũng được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để hoạt động hiệu quả hơn.

Thực đơn hàng ngày của mẹ sau sinh cần đa dạng, phong phú, cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cơ bản gồm tinh bột chất béo, chất xơ, protein. Một số dưỡng chất thiết yếu, cần bổ sung hàm lượng cao trong giai đoạn nuôi con bú như sắt, canxi, axit folic, DHA cho mẹ sau sinh,… cũng cần phải được bổ sung đồng thời từ thực phẩm kết hợp các sản phẩm vitamin tổng hợp.

Bổ sung đầy đủ DHA cho mẹ sau sinh

Bổ sung DHA cho mẹ sau sinh 

Khi uống vitamin cho mẹ sau sinh uống 2 viên DHA cùng lúc có được không cũng cần tuân thủ liều lượng khuyến cáo để không bổ sung thừa hoặc thiếu dinh dưỡng.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Nghỉ ngơi là cơ hội để mẹ sau sinh tái tạo đầy đủ năng lượng hoạt động và cung cấp cho toàn bộ cơ thể. Mỗi ngày bà mẹ sau sinh cần được ngủ ít nhất 7 – 10h, ngủ trưa khoảng 30 phút, thưa giãn tinh thần, không làm việc nặng nhọc,… Nhờ đó cơ thể có thời gian để phục hồi sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa tác nhân gây ho sổ mũi cho mẹ sau sinh hiệu quả hơn.

Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Mẹ sau sinh bị ho sổ mũi phải làm sao nếu đã áp dụng những biện pháp kể trên mà tình trạng ho sổ mũi không thuyên giảm? Tình trạng ho sổ mũi phần lớn có thể tự thuyên giảm sau 1 tuần. Tuy nhiên trong một số trường hợp ho, sổ mũi không thuyên giảm mà có xu hướng nghiêm trọng hơn, có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Sau khi bị ho sổ mũi khoảng 2 – 5 ngày không thấy thuyên giảm, để đảm bảo an toàn ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra, mẹ sau sinh nên đến các cơ sở y tế để khám và được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Không được tự ý mua thuốc về uống để tránh uống thuốc không phù hợp, không có hiệu quả chữa bệnh, thậm chí có thể gặp tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mẹ sau sinh bị ho sổ mũi phải làm sao?

Mẹ sau sinh bị ho sổ mũi từ 2 – 5 ngày nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách

Thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể, mẹ sau sinh nuôi con bú không được tự ý uống thuốc hay tự ý điều chỉnh liều lượng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn