Trang chủ » Mẹ sau sinh ăn rau đắng được không?

Mẹ sau sinh ăn rau đắng được không?

(17/08/2023)

Bà mẹ sau sinh cần chú ý lựa chọn thực phẩm an toàn với sức khỏe và không gây mất sữa, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Nhờ đó đảm bảo được lượng sữa sản xuất mỗi ngày và chất lượng sữa mẹ, giúp trẻ sơ sinh bú mẹ có sức khỏe tốt, phát triển toàn diện. Mẹ sau sinh ăn rau đắng được không?

5 (100%) 4 votes

Tìm hiểu thông tin về rau đắng

Rau đắng còn được gọi là rau xương cá (polygonum avicularae L.), thuộc họ rau răm (polygonacae), có thể sống lâu năm. Rau đắng là cây thân thảo, chiều cao khoảng 10cm, mọc sát mặt đất, thân và cành nhẵn, màu đỏ tím có lá nhỏ mọc so le và hoa màu hồng tím. Cây mọc hoang thành từng đám trên nương rẫy, bãi sông, ruộng hoa màu, đầm lầy,… trên khắp Việt Nam.

Theo Đông y, rau đắng có vị đắng, không độc, tính hàn, quy kinh vào kinh bàng quang. Rau đắng có các tác dụng như:

  • Được sử dụng làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu buốt, thông tiểu, sỏi thận, viêm bàng quang cấp tính, tiểu rắt, tiểu buốt,…
  • Trị giun đũa
  • Giúp nhuận tràng, trị táo bón
  • Trị ngứa hậu môn, âm hộ cho phụ nữ
  • Làm mát gan, chữa mụn nhọt, vàng da, giải độc, chữa rắn cắn, quai bị sưng tấy
  • Xử lý các vấn đề răng miệng như viêm lợi, lở miệng, chảy máu chân răng, nhiệt miệng, đau răng
  • Xông hơi trị ho do cảm và viêm phổi
  • Uống nước rau đắng hàng ngày có tác dụng phòng ngừa sỏi thận, sỏi mật,…

Với nhiều lợi ích về điều trị bệnh lý, tốt cho sức khỏe nêu trên thì mẹ sau sinh ăn rau đắng được không?

Mẹ sau sinh ăn rau đắng được không?

Rau đắng còn được gọi là rau xương cá, thuộc họ rau răm, là cây thân thảo sống lâu năm

Mẹ sau sinh ăn rau đắng được không?

Trước khi trả lời câu hỏi mẹ sau sinh ăn rau đắng được không chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thành phần hóa học của rau đắng bao gồm những chất nào? Có lợi hay có hại cho mẹ sau sinh?

Thành phần hóa học của rau đắng

Thành phần hóa học của rau đắng có chứa:

  • Tannin
  • Axit silicic
  • Axit oxalic
  • Axit citric
  • Axit galic
  • Carotin
  • Các glycosid: Avicularosid, kaempferitrosid
  • Các polyphenol: Avicularin, esculetin, kaemferol, quercitrin, quercetin,…
  • Dẫn xuất anthranoid (emodin), charatin (dẫn xuất của glucose)
  • Các axit amin: Methionin, phenylalanin, prolin, serin, tyrosin, treonin,…
  • Các loại đường, chất nhầy, tinh dầu, sáp, nhựa,…

Mẹ sau sinh ăn rau đắng được không?

Mẹ sau sinh ăn rau đắng được không?

Mẹ sau sinh nên kiêng ăn rau đắng trong ít nhất 1 – 2 tháng đầu tiên để phòng ngừa tình trạng băng huyết có thể xảy ra

Theo các chuyên gia, mẹ sau sinh nên kiêng ăn rau đắng trong ít nhất 1 – 2 tháng đầu tiên để phòng ngừa tình trạng băng huyết có thể xảy ra. Trong rau đắng có chứa chất charatin – một dẫn xuất của glucose – có thể gây xuất huyết. Nếu mẹ sau sinh vẫn còn chảy sản dịch ăn rau đắng có thể gây chảy máu quá nhiều dẫn tới băng huyết nguy hiểm tính mạng. Mẹ sau sinh chỉ nên ăn một lượng nhỏ rau đắng sau khi hết sản dịch.

Sau sinh hệ tiêu hóa của mẹ còn chưa hồi phục, rau đắng có tính hàn khiến sản phụ ăn vào dễ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài,… Trẻ bú mẹ cũng gặp tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, quấy khóc,… Cùng với đó, tính hàn của rau đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nhưng lại là nguyên nhân khiến mẹ nuôi con bú bị mất sữa. Trẻ không có đủ sữa bú thường quấy khóc, chậm lớn, dễ mắc bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh,… Thay vì ăn rau đắng gây mất sữa, mẹ sau sinh có thể thay thế bằng các loại rau lợi sữa như rau ngót, mồng tơi, rau lang, giá đỗ, rau đay, rau cải xoăn,… để có đủ sữa cho con bú, hỗ trợ trẻ sơ sinh phát triển đầy đủ, nhanh chóng, khỏe mạnh

Lưu ý cho mẹ sau sinh ăn rau đắng

  • Mẹ sau sinh có thể ăn rau đắng sau khi ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, vị đắng của rau có thể gây kích ứng dạ dày, những người có tiền sử mắc bệnh dạ dày không nên ăn rau đắng. Ngoài ra, mẹ sau sinh có thể giảm vị đắng của rau bằng cách bóp rau với muối trong lúc rửa.
  • Không nên ăn rau đắng quá 50g/tuần. Ăn quá nhiều rau đắng sẽ gây nên tình trạng đông máu.
  • Những người đang có vấn đề về đường ruột, tiêu hóa không nên ăn rau đắng để tránh bị tiêu chảy nghiêm trọng gây kiệt sức hay bị mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng dẫn tới suy kiệt, nguy hiểm tính mạng.

Mặc dù rau đắng có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bình thường nhưng không tốt cho bà đẻ. Mẹ sau sinh chỉ nên ăn rau đắng khi sức khỏe đã hồi phục để tránh gây ảnh hưởng tới quá trình phục hồi sau sinh và tiết sữa nhé!

Viên sắt và canxi cho mẹ sau sinh

Viên sắt và canxi cho mẹ sau sinh nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu

Sau sinh là giai đoạn nhạy cảm, mẹ cần chú ý xây dựng chế độ ăn, chế độ vận động, nghỉ ngơi khoa học để có thể phục hồi nhanh và toàn diện nhất. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung đầy đủ canxi, DHA, sắt cho mẹ sau sinh … bằng cả chế độ ăn và viên uống và nhớ lựa chọn những sản phẩm uy tín, chất lượng để mang lại hiệu quả tốt nhất mẹ nhé!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn