Trang chủ » Mẹ bầu mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

(08/07/2022)

Khi mang thai cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi, trong đó mệt mỏi là tình trạng khó tránh khỏi. Tìm hiểu mẹ bầu mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Phải làm gì để giúp các mẹ khắc phục được tình trạng mệt mỏi khi mang thai.

Rate this post

Bà bầu dễ bị mệt mỏi khi mang thai là do đâu?

Hành trình 9 tháng mang thai khiến mẹ bầu phải đối mặt với rất nhiều thay đổi, cả về cơ thể lẫn tinh thần. Ở mỗi giai đoạn khác nhau của thai kì mẹ bầu sẽ có mức độ mệt mỏi khá nhau. Nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị mệt mỏi khi mang thai đó là:

Ốm nghén

Đây là nguyên nhân khiến mẹ bầu mệt mỏi nhất trong 3 tháng đầu thai kì. Ở giai đoan này sự sản sinh một lượng lớn hormone progesterone sẽ khiến cơ thể mẹ chưa kịp thích nghỉ. Mẹ bầu dễ cảm thấy nôn, buồn nôn kéo dài, đau đầu, chóng mặt, kém ăn. Một số mẹ còn bị tình trạng nghén mùi trầm trọng, không thể ngửi được các mùi quen thuộc hoặc không ăn được những món ăn mà bình thường vẫn yêu thích.

Mẹ bầu mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ốm nghén khiến các mẹ mệt mỏi, kiệt sức

Cơ thể mẹ bầu bị thiếu chất

Thiếu dưỡng chất đặc biệt là thiếu sắt là nguyên nhân chính khiến mẹ dễ bị mệt mỏi. Thiếu sắt khiến cho mẹ bầu dễ bị tình trạng thiếu máu. Thiếu máu khiến mẹ dễ đau đầu, chóng mặt, da dẻ xanh xao, cơ bắp nhão, cơ thể bị kiệt sức, không có sức sống. Do đó bổ sung các thành phần tạo máu như sắt và axit folic cho bà bầu, vitamin B12, vitamin B6… đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo tế bào màu mới.

Ngoài ra thiếu canxi cũng khiến mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng đau lưng, chuột rút, tê bì chân tay, đau hông…….Bổ sung canxi cho mẹ bầu ngay từ đầu thai kì chiếm vai trò vô cùng quan trọng.

Mẹ bầu mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bổ sung sắt, canxi, axit folic, DHA trong thai kì là việc làm vô cùng quan trọng

Mắc những triệu chứng khó chịu khi mang thai

Khi mang thai mẹ bầu có thể gặp phải những bệnh lý khiến mẹ rất mệt mỏi khó chịu như:

  • Táo bón thai kì
  • Tiểu đường khi mang thai
  • Sưng phù tay chân
  • Trào ngược dạ dày
  • Đi vệ sinh nhiều lần
  • Khó thở

Mẹ bầu bị mất ngủ

Nghỉ ngơi không đủ, chất lượng giấc ngủ kém, ngủ không sâu giấc khiến mẹ bầu dễ bị mệt mỏi. Hiện tượng này còn có thể khiến mẹ dễ bị mắc các bệnh khác như mất cân bằng về hormone, căng thẳng và tiểu đường thai kỳ.

Mẹ bầu mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mất ngủ khiến mẹ bầu mệt mỏi

Mẹ bầu mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu bị mệt mỏi khi mang thai có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Một số ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi mẹ cần biết như:

  • Dễ khiến thai nhi thiếu chất: Mẹ bầu mệt mỏi dẫn đến ăn uống kém, thiếu hụt dinh dưỡng, bổ sung không đủ các dưỡng chất khi mang thai khiến thai nhi cũng nhận được rất ít dưỡng chất. Thai nhi bị thiếu chất sẽ khiến thai nhẹ cân, phát triển kém về chiều dài và các chỉ số khác.
  • Trẻ chậm phát triển: Trong giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và hoàn thiện cấu trúc não bộ mà mẹ bầu lại mệt mỏi, căng thẳng, sẽ có thể làm tăng co bóp tử cung dẫn đến kích ứng vùng nước ối, ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.
  • Trẻ bị rối loạn giấc ngủ: Đồng hồ sinh học của mẹ bầu và thai nhi có mối quan hệ mật thiết. Nếu mẹ bị rối loạn giấc ngủ khiến mệt mỏi kéo dài thì đứa trẻ cũng không thể có những giấc ngủ ngon. Hơn nữa, giấc ngủ của mẹ cũng là một trong những yếu tố giúp trẻ hoàn thiện cấu trúc cơ thể một cách tốt nhất.

Mẹ bầu mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu mệt mỏi ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi

Phải làm gì để khắc phục mệt mỏi khi mang thai

Mệt mỏi là vấn đề hầu như phụ nữ mang thai nào cũng gặp phải và không thể tránh khỏi. Nếu biết cách điều chỉnh và phòng ngừa thì mẹ bầu hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng này, để cả mẹ và thai nhi đều mạnh khỏe. Để giảm mệt mỏi khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Bổ sung dưỡng chất đầy đủ: Khi biết mình mang thai, các mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của mình sao cho hợp lí, vừa bổ sung đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé mà không khiến mẹ lên cân quá nhiều. Xây dựng thực đơn cân đối, khoa học, đa dạng các thực phẩm, tránh các loại thực phẩm chân rán dầu mỡ, thức ăn nhanh. Ngoài ra mẹ chỉ nên ăn vừa đủ nhu cầu, không nên để bụng đói nhưng cũng không nên ăn quá no.
  • Nghỉ ngơi đúng cách: Nghỉ ngơi đầy đủ là biện pháp rất hiệu quả trong việc giảm những triệu chứng mệt mỏi khi mang thai. Khi cơ thể mẹ càng khỏe mạnh thì tác động của những triệu chứng thai kỳ càng giảm nhẹ. Duy trì giấc ngủ sâu và ngon hơn, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày mẹ nhé.
  • Bù nước cho cơ thể: Uống đủ 2,5l nước mỗi ngày cũng là cách mẹ giảm mệt mỏi hiệu quả. Nước giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn, giải nhiệt, thải độc cho cơ thể. Mẹ nên tránh xa các loại nước có ga, trà, cà phê, nước ngọt đóng chai nhé.
  • Luyện tập nhẹ nhàng đều đặn: Mẹ bầu có thể chọn cách luyện tập phù hợp với mình như đi bộ, tập yoga, tập những bài thể dục đơn giản. Tập yoga là phương pháp giảm mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối rất hiệu quả. Các bài tập nhỏ giúp chị em giảm sưng phù tay chân, giảm chuột rút và sinh nở dễ dàng hơn.
  • Giữ tinh thần thoải mái tránh lo âu: Tinh thần của mẹ bầu ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi do đó các mẹ nên giữ cho mình tinh thần thoải mái, san sẻ bớt công việc cho người thân, tâm sự nhiều hơn với chồng và bạn bè để giải tỏa căng thẳng.

Mệt mỏi khi mang thai ở mỗi giai đoạn lại có triệu chứng và mức độ khác nhau. Do vậy các mẹ cần chủ động trong việc bổ sung dưỡng chất cũng như nghỉ ngơi đúng cách khoa học. Hành trình 9 tháng mang thai với nhiều gian nan vất vả cùng nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Chúc mẹ và bé yêu đồng thành thật tốt để bé yêu sớm được chào đời khỏe mạnh.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn