(27/06/2017)
Chăm sóc bà bầu trong thời gian mang thai, đặc biệt là những tháng đầu tiên của thai kỳ rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ và sức khỏe của mẹ trong suốt hành trình mang thai cũng như về sau.
Chăm sóc phụ nữ mang thai không chỉ là chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt mà còn rất nhiều yếu tố khác. Dưới đây là những cách chăm sóc phụ nữ mang thai tốt nhất mà các ông bố bà mẹ không nên bỏ qua.
Việc kiểm tra và thăm khám thai đều đặn nhằm biết được tình trạng sức khỏe của mẹ và em bé. Và đây cũng là cách để bác sĩ sớm nhận ra những điểm khác thường trong thai kỳ, từ đấy có hướng theo dõi và điều trị thích hợp.
Bên cạnh đó mỗi lần kiểm tra thai định kỳ là lần mà người thân trong gia đình, đặc biệt là mẹ được giải đáp và hướng dẫn các kiến thức xoay quanh việc chăm sóc thai nhi và sức khỏe mẹ bầu.
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nhất định không được bỏ qua 3 mốc khám thai dưới đây. Ngoài ra, những lần khám khác sẽ theo lịch hẹn của cán bộ y tế hẹn trước với bố mẹ. Các lần khám thai cần thiết nhất bào gồm:
Lần khám 1: Ngay khi nghi ngờ có thai hoặc trong 3 tháng đầu
Việc khám thai lần đầu sẽ giúp kiểm tra lại việc có thai hay không, xem thai nhi nằm trong hay nằm ngoài tử cung. Đồng thời mẹ cũng sẽ được tư vấn về vấn đề sàng lọc thai kỳ nhằm sớm phát hiện những bất thường của em bé.
Mẹ bầu cũng sẽ được giải đáp thắc mắc về chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc bà bầu và thai nhi, phương pháp giảm khó chịu trước tình trạng thai nghén mà nhiều người gặp phải ở đầu thai kỳ.
Lần khám thứ hai: Khi thai nhi được 3 đến 6 tháng tuổi
Khám thai trong giai đoạn này nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi, xem có triệu chứng gì bất thường hay không. Lúc này mẹ cũng sẽ được tiêm phòng uốn ván đồng thời được các bác sĩ tư vấn để tiến hành các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm HIV, viêm gan B,… cũng như những thông tin và con đường lây truyền từ mẹ sang con.
Lần khám 3: Vào 3 tháng cuối của thời kỳ trước khi sinh
Đây cũng là lúc mẹ hoàn thiện tiêm phòng uốn ván mũi thứ 2 (mũi thứ 2 nên cách ngày sinh ít nhất 1 tháng). Giai đoạn này việc khám thai sẽ giúp bác sĩ theo dõi được tình trạng phát triển của thai nhi, xác định ngôi thai và có những dự trù trước phương án sinh con của mẹ.
Mẹ bầu được dự đoán về ngày sinh, hình thức sinh, và nghe các hướng dẫn về dấu hiệu chuyển dạ cũng như một số dấu hiệu nguy hiểm như ra máu âm đạo, ra nước ối sớm, nhức đầu hoa mắt của tiền sản giật.
Như vậy quá trình khám thai sẽ giúp mẹ bầu theo dõi được sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của bản thân để có những ứng phó kịp thời những tình huống khẩn cấp.
Giữa mẹ và thai nhi có mối liên hệ rất chặt chẽ nên việc theo dõi cân nặng của mẹ sẽ cho biết được thông tin về sự phát triển của thai nhi để có chế độ dinh dưỡng hợp lý trong những tháng tiếp theo của thai kỳ.
Thông thường khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tăng từ 10 – 12kg trong đó 3 tháng đầu tăng khoảng 1kg, 3 tháng giữa tăng từ 3-5kg và 3 tháng cuối tăng khoảng 5-6 kg. Nếu thai phụ thấy cân nặng tăng qua nhanh hoặc quá chậm cần đến cơ sở y tế để thăm khám và được tư vấn kịp thời.
Mẹ bầu cần có chế độ ăn hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt và axit folic. Nên chia thành ăn nhiều bữa và ăn nhiều hơn khẩu phần ăn bình thường để vừa đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể mẹ cũng như sự phát triển của bé trong thời gian mang thai.
Thực đơn của mẹ nên thay đổi các món ăn để kích thích ngon miệng, ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều axit folic, sắt, vitamin A như: trứng, thịt, cá, rau xanh và những loại thực phẩm có màu vàng đỏ.
Mẹ nhớ thực hiện những lưu ý dưới đây khi lên thực đơn dinh dưỡng để có được thai kỳ khỏe mạnh hơn:
Mẹ nên có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và chú ý những vấn đề dưới đây:
Tóm lại không chỉ mẹ bầu mà những người trong gia đình cần biết cách chăm sóc phụ nữ mang thai để đảm bảo quá trình mang thai một cách an toàn trọn vẹn nhất.
Bên cạnh việc ăn uống và sinh hoạt hợp lý thì các mẹ bầu cần chú ý đến những dấu hiệu thay đổi của bản thân để có thể hạn chế tối đa những ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dưới đây là những nguyên nhân mẹ cần biết:
Nếu các mẹ bầu có những dấu hiệu triệu chứng trên cần đi kiểm tra ngay lập tức để biết rõ về tình trạng của bản thân và có cách điều trị kịp thời.
Như vậy khi mang thai mẹ cần chú ý rất nhiều để con được phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, người thân, gia đình và đặc biệt là người chồng cũng cần quan tâm chăm sóc, đồng hành cùng mẹ trong thai kỳ, tránh để mẹ có cảm giác tiêu cực, buồn tủi mà gây ra những hậu quả xấu cho mẹ và thai nhi.
việc chú ý tới các chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và sinh hoạt là cần thiết, xong cũng cần lưu ý tới những dấu hiệu cũng như triệu trứng thay đổi có thể xảy ra để kịp thời thăm khám và điều trị đúng cách.
Tổng hợp: Huyền Trang
Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ