Trang chủ » Bị xuống máu chân khi mang thai tháng cuối có sao không?

Bị xuống máu chân khi mang thai tháng cuối có sao không?

(16/04/2023)

Bị xuống máu chân khi mang thai tháng cuối khiến các mẹ rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe và quá trình vượt cạn trước mắt. Tìm hiểu xuống máu chân giai đoạn này có sao không và làm sao để chăm sóc sức khỏe mẹ bầu được tốt nhất.

Rate this post

Bị xuống máu chân khi mang thai tháng cuối có sao không?

Xuống máu chân khi mang thai hay còn được gọi là phù chân là triệu chứng phổ biến, nhất là trong tháng cuối thai kỳ. Khi bị xuống máu, phần từ cổ chân của mẹ trở xuống bàn chân bị sưng lên, phù nề, không gây đau đớn nhưng bất tiện và không thoải mái trong hoạt động hàng ngày.

Xuống máu chân khi mang thai có thể xuất hiện ngay từ đầu thai kỳ. Bên cạnh việc quan tâm bà bầu xuống máu chân bao lâu thì đẻ, các mẹ còn băn khoăn bị xuống máu chân khi mang thai tháng cuối có sao không? Câu trả lời là tình trạng này là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường và không có gì đáng ngại. Chân bị xuống máu sẽ trở lại bình thường sau khi em bé chào đời.

Nguyên nhân là do càng về tháng cuối, lưu lượng máu và chất lỏng lưu thông càng nhiều khiến chất lỏng tích tụ tại chân của mẹ bầu. Đồng thời thai nhi đã lớn và chèn vào tĩnh mạch chủ khiến tình trạng phù chân của mẹ trong tháng cuối cùng khá nặng nề. Ngoài ra, càng về cuối thai kỳ thì hormone relaxin tiết ra càng lúc càng nhiều để làm các cơ, dây chằng trở nên mềm ra, lỏng lẻo nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở. Điều này khiến máu bị ứ trệ trong tĩnh mạch chân gây sưng phù.

Bị xuống máu chân khi mang thai tháng cuối có sao không?

Xuống máu chân khi mang thai tháng cuối là hiện tượng hoàn toàn bình thường

Tháng cuối bị xuống máu chân khi nào nên đi khám

Xuống máu chân khi mang thai tháng cuối là hiện tượng hoàn toàn bình thường tuy nhiên không vì thế mà các mẹ lơ là chủ quan. Nếu mẹ bầu cảm thấy chân bị xuống máu kèm theo những dấu hiệu bất thường thì mẹ nên đi khám ngay. Bởi xuống máu chân kèm theo những dấu hiệu này có thể cảnh báo nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu:

  • Tay và mặt cũng bị phù
  • Dấu hiệu sưng, phù tăng dần, lớn hơn rất nhiều so với ban đầu
  • Đau đầu nặng
  • Có vấn đề về thị giác như nhìn lờ mờ
  • Đau dữ dội ngay dưới xương sườn
  • Nôn với bất kỳ triệu chứng nào

Bị xuống máu chân khi mang thai tháng cuối có sao không?

Tiền sản giật là biến chứng sản khoa nguy hiểm đi kèm xuống máu chân tháng cuối

Chăm sóc bà bầu bị xuống máu chân khi mang thai tháng cuối

Bị xuống máu chân khi mang thai tháng cuối là điều khó tránh khỏi. Mẹ bầu cần chủ động trong việc chăm sóc bản thân hằng ngày để duy trì sức khỏe tốt nhất giúp vượt cạn thuận lợi.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học 

Những bữa ăn cân đối, khoa học là việc đầu tiên mẹ bầu nên thực hiện. Ăn đủ các nhóm chất cần thiết để duy trì dưỡng chất quan trọn như sắt, DHA, canxi cho mẹ bầu dạng viên và thai nhi phát triển là việc bất kì mẹ bầu nào cũng nên làm. Ngoài ra, khi bị xuống máu chân khi mang thai tháng cuối cần chú ý trong ăn uống như sau:

  • Bổ sung đủ kali: Kali là khoáng chất giúp cân bằng lượng chất lỏng từ đó hạn chế tình trạng chân bị sưng phù. Một số thực phẩm giàu kali mà mẹ bầu có thể bổ sung như: chuối, sữa chua, khoai lang, đậu lăng, cá hồi,…
  • Hạn chế dung nạp caffeine: Việc tiêu thụ caffeine rất lợi tiểu nên sẽ làm nặng nề hơn tình trạng mất cân bằng chất lỏng dẫn tới sưng nề nhiều hơn. Tốt nhất giai đoạn này mẹ nên hạn chế uống cà phê nhé.
  • Uống nhiều nước: Mẹ bầu nên uống 2-2,5l nước mỗi ngày, nếu thấy nhạt miệng khi uống nước lọc thì có thể thêm lát chanh hoặc quà mọng, lá bạc hà để kích thích vị giác.
  • Giữ thói quen ăn nhạt: Bà bầu tháng cuối nên ăn nhạt, hạn chế ăn mặn, giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn.

Viên uống bổ sung canxi cho mẹ bầu

Canxi cho mẹ bầu – hỗ trợ giúp xương chắc khỏe

Có chế độ sinh hoạt hợp lí

Thói quen sinh hoạt, vận động hàng ngày cũng tác động lớn đến tình trạng xuống máu chân của mẹ bầu. Nếu bị xuống máu chân khi mang thai cuối thì mẹ hãy nhớ:

  • Tránh đứng trong thời gian dài và liên tục.
  • Mặc quần áo, tất thoải mái.
  • Hạn chế đi giày cao gót.
  • Tư thế ngủ tốt nhất nên nằm nghiêng sang bên trái để máu dễ dàng luôn thông.
  • Thường xuyên mát xa, tập thể dục bàn chân, ngâm chân nước ấm.
  • Tập thể dục thường xuyên, vận động nhẹ nhàng, vừa phải bằng cách đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga sẽ giúp máu dễ dàng lưu thông.

Tháng cuối cùng là giai đoạn nhạy cảm mà mẹ nên cẩn trọng để hạn chế nguy cơ sinh non và tránh được những biến chứng thai kỳ không mong muốn. Mẹ nên có chế độ chăm sóc bản thân toàn diện cả về ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Việc thăm khám thai cần thực hiện đều đặn, tuân thủ theo đúng lịch trình được bác sĩ tư vấn.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn