Trang chủ » Bị trĩ khi mang thai: nguyên nhân và cách cải thiện

Bị trĩ khi mang thai: nguyên nhân và cách cải thiện

(31/12/2023)

Bị trĩ khi mang thai là tình trạng rất nhiều mẹ bầu gặp phải gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các mẹ cũng như gây phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng bị trĩ khi mang thai nhé.

Rate this post

Bị trĩ khi mang thai là gì?

Trĩ là tình trạng sưng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Đây là tình trạng rất nhiều chị em khi mang thai gặp phải đặc biệt là đối với những mẹ bầu 3 tháng cuối. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bị trĩ khi mang thai có thể gây ngứa, đau hoặc chảy máu trong hoặc sau khi đi đại tiện. Ngoài ra, bị trĩ khi mang thai còn gây nhiều khó chịu cho thai phụ trong sinh hoạt hằng ngày.

Có hai loại bệnh trĩ mẹ bầu thường gặp phải: Bệnh trĩ nội – bên trong cơ thể, được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp hoặc bệnh trĩ ngoại, nằm ngoài cơ thể và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.

Các triệu chứng bị trĩ khi mang thai bao gồm:

  • Chảy máu khi đi đại tiện
  • Rối loạn nhu động ruột
  • Một vùng da nổi lên gần hậu môn
  • Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn
  • Đau và sưng vùng quanh hậu môn

Bị trĩ khi mang thai: nguyên nhân và cách cải thiện

Bị trĩ khiến mẹ bầu bị đau rát chảy máu khi đi đại tiện

Bà bầu bị trĩ khi mang thai do những nguyên nhân nào?

Hiểu được những nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thai giúp các mẹ có cách cải thiện cho phù hợp. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị trĩ bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cụ thể:

Sự thay đổi hormone thai kỳ

Hormone thai kỳ biến đổi là nguyên nhân đầu tiên khiến mẹ bầu dễ bị trĩ khi mang thai. Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai làm giãn các thành tĩnh mạch khiến chúng dễ bị sưng hơn từ đó mẹ bầu dễ bị trĩ. Đây là nguyên nhân khách quan mà bất kì mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải, mức độ nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào từng mẹ.

Áp lực từ tử cung

Khi mang bầu, áp lực bụng tăng cao, đặc biệt vào giai đoạn cuối của thai kỳ, tử cung chèn ép lên tĩnh mạch ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho chùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ.

Bị trĩ khi mang thai: nguyên nhân và cách cải thiện

Tử cung chèn ép khiến tĩnh mạch ở hậu môn dễ bị xung huyết

Bà bầu bị táo bón khi mang thai 

Táo bón khi mang thai cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng bị trĩ. Khi mẹ bầu bị táo bón lâu và kéo dài khiến cho các mẹ bầu phải dùng sức và rặn nhiều khi đi đại tiện. Từ đó hậu môn chịu áp lực khá lớn và dẫn tới hiện tượng sưng hậu môn hoặc trực tràng.

Chế độ sinh hoạt không phù hợp 

Ăn uống sinh hoạt không hợp lí, không khoa học có thể khiến bệnh trĩ phát sinh và trở nên nghiêm trọng hơn. Một số nguyên nhân gây ra bệnh trĩ cho mẹ bầu có thể kể đến đó là:

  • Uống nước ít
  • Thường xuyên sử dụng đồ ăn cay nóng
  • Thiếu rau xanh, chất xơ trong bữa ăn hàng ngày khiến bị bón lâu ngày dẫn đến táo bón mạn tính
  • Nhịn đi đại tiện
  • Thói quen ngồi trong bồn cầu quá lâu
  • Có bệnh lý u đường trực tràng, hậu môn, tử cung,…

Bị trĩ khi mang thai: nguyên nhân và cách cải thiện

Ngồi quá nhiều cũng có thể khiến mẹ bầu bị trĩ

Cần làm gì để cải thiện tình trạng bị trĩ khi mang thai

Bị trĩ khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày mà còn khiến các mẹ mất tự tin. DO đó, mẹ có thể cải thiện tình trạng bị trĩ khi mang thai bằng những biện pháp sau đây:

  • Tốt nhất các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Thay vì ăn nhiều 1 bữa thì ăn số lượng ít đi trong mỗi bữa ăn và chia nhỏ thành 5 – 6 bữa/ngày. Điều này giúp cho dạ dày không phải làm việc quá tải, tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, cải thiện bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả mà các mẹ không thể bỏ qua.
  • Mẹ bầu nên cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể bằng các loại trái cây như lê, quả bơ và các quả mọng nước, các loại rau như bông cải xanh, rau cải, các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, bỏng ngô, các loại đậu như đậu lăng và đậu xanh, các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt óc chó, …
  • Uống đủ 2-3l nước mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt hơn, cải thiện táo bón từ đó cũng giúp cải thiện tình trạng trĩ khi mang thai.
  • Bà không nên nằm nhiều hay ngồi ì quá lâu trong ngày. Nên tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ hoặc tập các bài tập cho bà bầu trước khi sinh. Tốt nhất nên theo một khóa học yoga cho bà bầu sẽ là giải pháp hữu hiệu để có một thai kỳ khỏe mạnh từ đó giúp cải thiện tình trạng trĩ.
  • Khi sử dụng các viên uống vi chất khi mang thai mẹ cần lưu ý uống các viên sắt, canxi, vitamin tổng hợp không gây táo bón. Những viên uống này dễ hấp thu, không gây tác dụng phụ cho mẹ bầu, vừa có thể bổ sung các dưỡng chất dồi dào cho thai kỳ đồng thời giúp tình trạng trĩ không tiến triển nặng.

Viên uống bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu

Viên uống bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu – nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu

Bị trĩ khi mang thai hoàn toàn có thể khắc phục được nếu như ngay từ đầu thai kỳ mẹ bầu có chế độ ăn uống cân đối, có cách uống sắt canxi và vitamin tổng hợp đúng cách, sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lí. Chăm sóc bản thân thật tốt ngay từ đầu thai kỳ giúp mẹ có sức khỏe tốt để nuôi dưỡng thai nhi trong bụng được tốt nhất.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn