Trang chủ » Bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không?

Bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không?

(14/11/2023)

Việc tiêm phòng uốn ván khi mang thai được các chuyên gia và bác sĩ đánh giá rất quan trọng, tuy nhiên, nhiều mẹ bầu lại chưa thực hiện điều này còn chủ quan không tiêm hoặc chưa tiêm đủ. Vậy bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không?

Rate this post

Tiêm phòng uốn ván có cần thiết đối với bà bầu không?

Trực khuẩn Clostridium Tetani là nguyên nhân gây ra bệnh uốn ván, phát triển tốt ở những phần mô bị thương tổn. Khi xâm nhập vào cơ thể, những trực khuẩn này sẽ tiết ra các độc tố gây nguy hiểm đến hệ thần kinh như co giật, động kinh, co cứng cơ,… Bệnh uốn ván thường xảy ra ở sản phụ vệ sinh không sạch sẽ và đúng cách sau sinh nở. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh cũng là đối tượng dễ bị mắc uốn ván nếu trong thời gian mang thai mẹ chưa được tiêm chủng phòng bệnh, do đó, em bé không nhận được khả năng miễn dịch từ mẹ truyền sang.

Bởi vậy, thời gian mang thai hoặc đang trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ nên chủ động tiêm phòng uốn ván nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé đồng thời chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sinh con. Theo các chuyên gia và bác sĩ, mẹ bầu tiêm phòng bệnh uốn ván có thể giúp cơ thể tự tạo ra kháng thể trước, tránh bị lây nhiễm và mắc bệnh trong quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, tiêm phòng uốn ván cũng hỗ trợ em bé hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau khi sinh.

Mẹ có thể yên tâm khi tiêm phòng bởi vắc xin uốn ván cho bà bầu đã được kiểm định và đánh giá an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Mẹ trong thời gian mang thai nên nhanh chóng thực hiện tiêm phòng vắc xin uốn ván theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không?

Mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván để đảm bảo an toàn sức khỏe

Bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không?

Hiện nay nhiều mẹ bầu vẫn chưa thực hiện tiêm phòng uốn ván do chủ quan hoặc nhiều lý do khác. Vậy bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không? Đối với trường hợp mẹ không tiêm phòng vắc xin uốn ván, mẹ và bé có thể bị trực khuẩn uốn ván tấn công gây ra những hệ lụy nguy hiểm:

  • Trực khuẩn gây bệnh có khả năng tiết độc tố vào những phần mô hoại tử của vết thương bẩn trong quá trình sinh nở, đặc biệt là ở phần dây rốn của em bé. Đây được gọi là tình trạng uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh. Em bé sơ sinh cơ thể yếu ớt, khi bị uốn ván sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.
  • Khi vi khuẩn uốn ván vào tấn công hệ thần kinh, các cơ của mẹ sẽ bị đơ cứng đồng thời cũng sẽ xuất hiện những cơn co giật, thậm chí mẹ bầu có thể bị rối loạn thần kinh thực vật, suy hô hấp hoặc ngừng tim, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Tình hình nước ta hiện nay thì tỉ lệ bà bầu mắc bệnh uốn ván không quá cao, tuy nhiên mẹ bầu cũng không vì thế mà chủ quan. Nếu chưa tiêm phòng vắc xin uốn ván thì nên nhanh chóng tiêm ngừa theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không?

Bà bầu không tiêm phòng uốn ván sẽ có nguy cơ mắc trực khuẩn uốn ván gây nguy hiểm

Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Bên cạnh tìm hiểu bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không, mẹ quan tâm thêm lịch tiêm phòng uốn ván nhằm tiêm đúng giai đoạn và phát huy tối đa hiệu quả của vắc xin uốn ván. Đối với việc tiêm phòng vắc xin uốn ván cho mẹ bầu, tùy theo tiền sử tiêm phòng mà mẹ bầu sẽ có lịch tiêm phòng khác nhau.

Trường hợp mẹ chưa từng tiêm vắc xin phòng uốn ván cơ bản hoặc chưa tiêm nhắc lại lần nào thì mẹ bầu cần tiêm tổng cộng 02 mũi uốn ván. Mẹ lưu ý tiêm mũi 1 sau tuần 20 của thai kỳ, mũi thứ 02 nên hoàn thành trước khi sinh tối thiểu 01 tháng, mỗi mũi cần cách nhau 04 tuần.

Đối với mẹ đã tiêm mũi vắc xin uốn ván cơ bản và đã tiêm nhắc lại trước thời gian mang thai thì khi mang thai mẹ chỉ cần tiêm 01 mũi. Mẹ cũng lưu ý điều kiện tiêm 01 mũi này cần phải hoàn thành trước khi sinh ít nhất 01 tháng. Kể từ các lần có thai sau mẹ bầu vẫn cần tiêm nhắc lại 01 mũi vắc xin uốn ván và cần phải tiêm trước khi sinh 1 tháng, không cần quan tâm đến khoảng thời gian giữa các lần mang thai.

Ngoài ra, ở thời gian mang thai mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ nên tích cực ăn đa dạng các loại thực phẩm đồng thời sử dụng thêm viên uống bổ sung vi chất thiết yếu: sắt, canxi, DHA, … Nên tìm hiểu kĩ thời gian và cách uống: bầu uống sắt và canxi đến khi nào, sắt canxi uống cách nhau bao lâu, … để mang lại hiệu quả bổ sung tốt nhất.

Viên sắt và canxi cho bà bầu

Viên sắt và canxi cho bà bầu- nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Bài viết trên đã giúp tìm hiểu bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không và tìm hiểu lịch tiêm phòng uốn ván. Chúc mẹ bầu luôn có sức khỏe tốt, tiêm phòng đầy đủ vắc xin để đảm bảo an toàn và chờ ngày chào đón con yêu chào đời thành công!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn