Trang chủ » Bà bầu bị nghén lại có sao không? Làm thế nào để cải thiện?

Bà bầu bị nghén lại có sao không? Làm thế nào để cải thiện?

(22/01/2023)

Thai nghén khiến bà bầu bị mệt mỏi, dễ cáu gắt, thậm chí có thể khiến cơ thể bị suy nhược, sức khỏe suy giảm. Mẹ bầu nào bị nghén cũng mong giai đoạn này nhanh chóng kết thúc nhưng một số thai phụ lại bị nghén trở lại sau khi các triệu chứng thai nghén đã không xuất hiện một thời gian. Bà bầu bị nghén lại có sao không? Làm thế nào để cải thiện?

Rate this post

Bà bầu bị nghén khi nào?

Có khoảng 70 – 85% bà bầu bị nghén, thường gặp ở 3 tháng đầu thai kỳ. Hiện tượng thai nghén xảy ra do sự xuất hiện của hormone HCG ngay sau khi trứng được thụ tinh và bắt đầu làm tổ. Các triệu chứng thai nghén thường xuất hiện vào buổi sáng và giảm dần vào cuối ngày.

Bà bầu bị nghén lại có sao không? Làm thế nào để cải thiện?

Có khoảng 70 – 85% bà bầu bị nghén, thường gặp ở 3 tháng đầu thai kỳ

Bà bầu bị nghén có thể xuất hiện 1, nhiều hoặc tất cả các triệu chứng thai nghén dưới đây:

  • Buồn nôn và bị nôn suốt ngày, khi tiếp xúc với mùi lạ, lúc ngửi thấy mùi hoặc ăn 1 số loại thức ăn,…
  • Thường xuyên thèm ăn một số món ăn hoặc thậm chí những thứ không phải thực phẩm như đất sét, phấn, tường nhà,…
  • Thường xuyên thèm ngủ, mệt mỏi, thiếu tỉnh táo,…

Mặc dù bà bầu bị nghén hầu hết không gây nguy hiểm hay gia tăng tỉ lệ sảy thai. Nhiều bác sĩ cũng cho rằng ốm nghén là dấu hiệu thai kỳ đang có một khởi đầu tốt, nhau thai sản xuất hormone và thai nhi có điều kiện phát triển tốt.

Thông thường bà bầu sẽ có triệu chứng thai nghén vào tuần thứ 6 của thai kỳ. Tuần 9 – 10 là giai đoạn bà bầu bị nghén nghiêm trọng nhất, sau đó các triệu chứng sẽ giảm dần. Phần lớn các bà bầu sẽ kết thúc thời kỳ thai nghén vào khoảng tuần 12 – 14.

Bà bầu bị nghén lại có sao không?

Thai nghén là một phần tất yếu của thai kỳ, nhưng cho dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi thì bất kỳ một bà bầu não cũng muốn chấm dứt giai đoạn này nhanh nhất có thể. Thậm chí nếu không bị nghén các chị em sẽ cảm thấy mừng rỡ, may mắn. Mặc dù vậy vẫn có một số bà bầu bị nghén lại sau khi đã hết nghén, khi thai kỳ đã được nhiều hơn 15 tuần.

Hiện tượng bà bầu bị nghén lại không thường xuyên xảy ra nhưng có 1 số ít chị em bị nghén trong cả thai kỳ, sau khi sinh con mới kết thúc các triệu chứng thai nghén. Tuy nhiên nghén lại không phải vấn đề nghiêm trọng, không gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nhưng nghén lại khiến bà bầu bị khó chịu, đau đớn và cảm thất mệt mỏi, bực bội, căng thẳng,…

Bà bầu bị nghén lại có sao không? Làm thế nào để cải thiện?

Mẹ bầu bị nghén lại phần lớn là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây nguy hiểm và thường kết thúc sau tuần 16 của thai kỳ

Bà bầu bị nghén lại do các nguyên nhân sau:

  • Dạ dày và toàn bộ hệ tiêu hóa bị giãn làm quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn khiến bà bầu bị trào ngược dạ dày và buồn nôn.
  • Kích thước tử cung bắt đầu phát triển, tạo áp lực đến dạ dày và gây buồn nôn.
  • Tuyến nội tiết thay đổi với sự xuất hiện của hormone HCG và sự gia tăng nồng độ của 2 hormone sinh dục nữ là estrogel và progesterol.
  • Huyết áp thay đổi do các mạch máu giãn ra
  • Mẹ bầu thường xuyên ăm các loại thực phẩm khó tiêu như các món cay, món ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh,…

Mẹ bầu bị nghén lại phần lớn là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây nguy hiểm và thường kết thúc sau tuần 16 của thai kỳ. Một số bà bầu có thể bị nghén trong cả thai kỳ hoặc bị nghén trở lại trong 3 tháng cuối do kích thước tử cung lớn, chèn ép dạ dày gây trào ngược dạ dày và nôn.

Một số mẹ bầu bị ốm nghén nghiêm trọng với tình trạng nôn mửa quá mức, dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải và giảm cân, khoa học gọi là hyperemesis gravidarum. Mặc dù áp dụng những cách giảm nghén khi mang thai thì bà bầu vẫn bị nôn rất nhiều, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Làm thế nào để cải thiện tình trạng nghén lại?

Prenalen hỗ trợ tăng đề kháng bà bầu

Prenalen hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bà bầu – nhập khẩu nguyên hộp từ châu Âu

Dưới đây là một số phương pháp cải thiện dành cho bà bầu bị nghén lại:

  • Có biện pháp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học kết hợp với việc sử dụng prenalen bầu tăng đề kháng chuyên biệt cho bà bầu.
  • Xây dựng thực đơn hàng ngày khoa học với các thực phẩm giàu đạm, vitamin và khoáng chất, dễ tiêu hóa, ít chất béo. Có thể cho thêm gừng vào các món ăn giúp giảm buồn nôn và bị nôn hiệu quả
  • Hạn chế sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, cay, sử dụng nhiều loại gia vị, các loại thực phẩm khó tiêu
  • Chia nhỏ thức ăn thành 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ mỗi ngày để không ăn quá no hay bị đói, giảm nguy cơ gây trào ngược dạ dày
  • Uống khoảng 2.0 – 2.5l chất lỏng mỗi ngày, ưu tiên nước lọc, trà thảo mộc, nước ép trái cây, nước hầm xương,.. Không uống đồ uống có ga, cồn và caffeine, không hút thuốc lá hay ngồi gần người đang hút thuốc lá
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý ngay sau khi nôn để trung hòa axit và không bị hỏng men răng
  • Hít thở không khí trong lành bằng cách mở cửa, ra ngoài tắm nắng hay đi bộ ngoài trời vào sáng sớm hoặc chiều tối
  • Đi khám nếu có hiện tượng nôn quá nhiều

Bà bầu bị nghén lại phần lớn là hiện tượng sinh lý thông thường, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị nôn nghén quá nhiều hay cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào thì nên đi khám để bác sĩ theo dõi sức khỏe và can thiệp khi cần thiết.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn