(23/09/2024)
Ho mọc tóc là quan niệm dân gian để nói về hiện tượng bà bầu bị ho trong thời kỳ mang thai. Bà bầu bị ho mọc tóc ở tháng thứ mấy, có nguy hiểm không, ho có tự khỏi không là những vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm. Cùng tìm hiểu để có những kiến thức cơ bản nhất về hiện tượng này mẹ nhé.
Ho mọc tóc là khái niệm dân gian để chỉ về hiện tượng bà bầu bị ho khi mang thai. Nguyên nhân của tên gọi ho mọc tóc đó là do thai nhi trong bụng mẹ bắt đầu mọc tóc và có thể khiến cổ họng mẹ ngứa ngáy, dẫn đến ho.
Bà bầu bị ho khi con mọc tóc ở tháng thứ mấy? Bà bầu bị ho từ khi thai nhi bắt đầu xuất hiện những sợi tóc đầu tiên. Theo các bác sĩ chuyên khoa, từ tuần thứ 14 của thai kỳ, em bé sẽ bắt đầu mọc tóc. Vì thế, đây cũng là thời điểm mẹ xuất hiện những cơn ho mọc tóc.
Bà bầu bị ho mọc tóc ở những tuần cuối của tháng thứ 3 và tháng thứ 4-5 của thai kỳ. Thời điểm này, nang tóc phát triển và tóc bắt đầu mọc nên sẽ gây kích thích họng khiến mẹ bị ho. Ho mọc tóc khác với ho bệnh lý, mẹ sẽ ho không đờm, không sốt, ho ở mức độ nhẹ nhàng và thở dễ dàng.
Ho mọc tóc xuất hiện khi thai nhi bắt đầu mọc tóc
Nếu mẹ chỉ bị ho nhẹ, không có triệu chứng bất thường nào khác, thì không cần quá lo lắng. Đây có thể là ho mọc tóc, một hiện tượng bình thường khi mang thai, và sẽ giảm dần khi cơ thể mẹ thích nghi. Ho mọc tóc có thể kéo dài suốt thai kỳ nhưng thường không gây khó chịu nghiêm trọng.
Tuy nhiên, ho khi mang thai không phải chỉ là ho mọc tóc mà còn có khả năng là ho bệnh lý. Mẹ bầu bị ho khi bị cảm lạnh, đau họng, viêm phổi, viêm phế quản… Lúc này, cơn ho sẽ diễn ra thường xuyên, ho nặng nề hơn. Ngoài ra, nếu ho kéo dài liên tục trên 10 ngày, kèm theo các biểu hiện như sốt, ho có đờm, khó thở, ho ra máu… thì mẹ nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này và chữa trị kịp thời.
Ho nhẹ và không thường xuyên thường không đáng lo ngại và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, ho nặng và kéo dài có thể gây ra nhiều nguy hiểm:
Vì vậy, nếu bạn đang mang thai và bị ho nặng hoặc kéo dài, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Ho nhiều có thể khiến tử cung bị kích thích, dọa sảy thai
Ho mọc tóc dù nhẹ thì vẫn nên tìm cách cải thiện sớm để tránh tiến triển nặng, gây ảnh hưởng đến cả hai mẹ con. Nếu là ho bệnh lý thì cần điều trị càng sớm càng tốt.
Khi bị ho mọc tóc, mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây:
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Khi bị ho và ngay cả khi không bị ho thì mẹ cũng nên chú trọng đến chế độ ăn uống hằng ngày. Chế độ ăn của mẹ phải đảm bảo cung cấp đủ các dinh dưỡng quan trọng như sắt, canxi, acid folic, DHA cho bà bầu, các loại vitamin và khoáng chất khác để giúp mẹ luôn khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển toàn diện nhất.
Viên bổ sung DHA cho bà bầu uy tín, chính hãng
Khi bổ sung DHA, mẹ có thể ăn các thực phẩm giàu DHA như cá hồi, trứng gà, các loại hạt… và bổ sung bằng viên DHA. Bổ sung DHA thời điểm nào trong ngày? Mẹ nên uống DHA sau mỗi bữa ăn giàu chất béo. Tốt nhất là uống sau bữa tối vì vừa giúp tăng hiệu quả hấp thu lại hỗ trợ mẹ bầu ngủ ngon hơn.
Trị ho mọc tóc bằng lá hẹ hấp mật ong
Lá hẹ hấp mật ong là mẹo trị ho được nhiều người áp dụng, lại khá an toàn nên mẹ bầu có thể yên tâm. Mẹ chỉ cần lấy khoảng 100g lá hẹ, rửa sạch rồi cho vào bát cùng 2 thìa mật ong và đem đi hấp cách thủy 15 phút. Sau đó, chắt lấy nước uống khi còn ấm. Mỗi ngày uống 2 -3 lần sẽ giúp triệu chứng ho thuyên giảm rõ rệt.
Hẹ hấp mật ong trị ho an toàn, hiệu quả
Trị ho mọc tóc bằng uống nước giá đỗ
Một cách đơn giản và hiệu quả để tận dụng giá đỗ là luộc một ít giá đỗ đã rửa sạch, sau đó chắt lấy nước để uống.
Ngoài ra, mẹ có thể ép giá đỗ để lấy nước uống trực tiếp hoặc xay giá đỗ cùng vài lát gừng nhỏ và một chút muối trắng, khuấy đều và lọc lấy nước.
Nước giá đỗ là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C, B, E cùng các khoáng chất như phốt pho, canxi và protein, giúp tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt cơ thể và làm dịu cảm giác khó chịu ở cổ họng khi bị ho.
Tóm lại, “ho mọc tóc” thường xảy ra vào khoảng tháng thứ 3 hoặc đầu tháng thứ 4 của thai kỳ, trùng với thời điểm tóc thai nhi bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm dân gian và chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh mối liên hệ này. Nếu mẹ bầu bị ho kéo dài hoặc có các triệu chứng bất thường khác, hãy thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ