Trang chủ » Bà bầu bị ho cảm cúm tháng thứ 7 có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị ho cảm cúm tháng thứ 7 có ảnh hưởng đến thai nhi không?

(08/06/2022)

Ở tháng thứ 7 của thai kỳ, việc duy trì một sức khỏe ổn định là điều bất kỳ mẹ bầu nào cũng mong muốn để đảm bảo sự an toàn đến ngày bé chào đời. Tuy nhiên trong quá trình bầu bí mẹ không thể tránh khỏi những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp do sự thay đổi của môi trường hay độ nhạy cảm của cơ thể. Vậy khi bà bầu bị ho cảm cúm tháng thứ 7 có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Rate this post

Các dấu hiệu bệnh ho cảm cúm ở mẹ bầu tháng thứ 7

Bà bầu bị ho cảm cúm tháng thứ 7 có ảnh hưởng đến thai nhi không

Hắt hơi, sổ mũi và ho là dấu hiệu đặc trưng của bệnh cảm cúm

Bà bầu bị ho cảm cúm tháng thứ 7 sẽ có một số biểu hiện, triệu chứng chung như sau:

  • Lên cơn sốt với những mức độ khác nhau, sốt vừa hoặc sốt cao
  • Hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi nhiều
  • Ho khan, cảm thấy rát cổ, viêm họng
  • Nhức đầu, mệt mỏi
  • Đau nhức nhẹ ở nhiều vùng trên cơ thể
  • Đôi khi thấy ớn lạnh, ăn không ngon miệng, chán ăn

Các dấu hiệu bị cảm cúm thường tới rất nhanh với các biểu hiện dễ nhận biết như trên, thường có xu hướng nghiêm trọng hơn với thời gian từ 1-2 tuần. Nếu mẹ nghi ngờ mình bị cúm thì hãy đi khám bác sĩ ngay để được điều trị sớm, không tự ý sử dụng thuốc điều trị  khi không có chỉ định từ bác sĩ.

Bà bầu bị ho cảm cúm tháng thứ 7 có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị ho cảm cúm tháng thứ 7 có ảnh hưởng đến thai nhi không

Bị cảm cúm ở tháng thứ 7 thai kỳ không quá nguy hiểm nhưng mẹ vẫn cần hết sức lưu ý

Hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai sẽ suy giảm và yếu ớt hơn bình thường do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể, khiến cho mẹ dễ bị nhiễm các bệnh hô hấp như cúm. Vậy mang thai tháng thứ 7 bị cúm có ảnh hưởng tới thai nhi không? Chắc hẳn đây là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu nhất là khi thời tiết giao mùa.

Trên thực tế, tình trạng ho cảm cúm sẽ ảnh hưởng lớn nhất với phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, vì đây là thời kỳ nhạy cảm, thai nhi chưa ổn định trong bụng. Mẹ bầu bị cúm ở 3 tháng đầu có thể gặp các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là sảy thai.

Bà bầu bị ho cảm cúm tháng thứ 7 không còn quá nguy hiểm như những tháng đầu tiên nhưng cũng cần hết sức thận trọng và tìm cách chữa ho và cảm cúm cho bà bầu nhanh nhất có thể. Biến chứng thường gặp do cảm cúm là viêm phế quản, viêm phổi.. hoặc một số biến chứng khác nguy hiểm hơn như viêm tai giữa, viêm não, nhiễm trùng máu. Nếu mẹ bị cảm cúm với những cơn sốt cao trên 39 độ kéo dài, cộng với độc tính của virus gây cúm có thể kích thích những cơn co bóp tử cung và làm tăng cao nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

Phương pháp đề phòng cảm cúm cho bà bầu 7 tháng

Bà bầu bị ho cảm cúm tháng thứ 7 có ảnh hưởng đến thai nhi không

Phòng tránh cảm cúm với các thực phẩm giàu vitamin C tăng đề kháng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mẹ bầu có thể thực hiện những biện pháp đề phòng cảm cúm sau đây để chuẩn bị một sức khỏe tốt hơn cho cả mẹ và bé:

  • Thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học với nhiều thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Thực phẩm đa dạng và phong phú, chứa nhiều vitamin C để phòng tránh bị cảm cúm.
  • Bổ sung đủ nước từ 2-3 lít để thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Mẹ nên uống nước ấm thay vì nước lạnh, thêm vài lát gừng là cách phòng tránh cảm cúm hiệu quả.
  • Giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh với quần áo đầy đủ, chỉnh mức nhiệt độ phòng phù hợp.
  • Giữ vệ sinh mũi họng hàng ngày với nước muối sinh lý và nhỏ mắt với nước muối nhỏ mắt thường xuyên.
  • Hạn chế tiếp xúc, tới những nơi đông người để tránh tình trạng lây nhiễm virus cúm.
  • Tăng cường thêm vi chất quan trọng trong thai kỳ qua những viên uống sắt, canxi, DHA cho bà bầu và vitamin, khoáng chất nâng cao sức đề kháng tự nhiên.

Bà bầu bị ho cảm cúm tháng thứ 7 có ảnh hưởng đến thai nhi không

Bộ tứ bổ sung vi chất và hỗ trợ tăng đề kháng cho mẹ bầu

Bảo vệ sức khỏe với những biện pháp trên đây sẽ giúp mẹ có một cơ thể khỏe mạnh hơn ở những tháng cuối mang thai, phòng tránh tình trạng bà bầu bị ho cảm cúm tháng thứ 7 và chuẩn bị sẵn sàng để đón bé yêu chào đời. Bên cạnh đó, mẹ hãy thực hiện đi khám thai định kỳ theo lịch để đảm bảo an toàn sức khỏe bầu bí. Tạo thành thói quen uống thuốc bổ sung đúng giờ, sắp xếp thời gian uống viên sắt, canxi, vitamin và DHA bầu uống lúc nào trong ngày để tối ưu sự hấp thu dưỡng chất của cơ thể.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn