(22/05/2020)
Sắt đóng một vai trò rất quan trọng: Giúp mang oxy đi khắp cơ thể, giúp sản xuất năng lượng và loại bỏ carbon dioxide. Nếu không nhận đủ chất sắt hoặc cơ thể bạn đang vật lộn để hấp thụ chất sắt bạn đang tiêu thụ, bạn có thể bị thiếu máu do thiếu sắt.
Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ bị thiếu sắt cao hơn những người khác. Những người có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao hơn bao gồm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (do mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt), trẻ sơ sinh và trẻ em, phụ nữ mang thai, Người ăn chay (thịt là nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời) và những người hiến máu thường xuyên.
Mức độ chất sắt thấp có thể do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm thiếu chất sắt trong chế độ ăn uống, tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khiến cơ thể khó hấp thụ chất sắt (như một số bệnh đường ruột).
Vấn đề là, nhiều người không biết rằng cơ thể không nhận đủ sắt. Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong sáu triệu chứng sau đây, cần thăm khám bác sĩ để tìm hiểu xem liệu bạn có bị thiếu sắt hay không.
Cơ thể không nhận đủ chất sắt gây ra thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng tới sức khẻo và cuộc sống
Cảm thấy mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến lượng sắt thấp.
Mệt mỏi có thể xảy ra vì cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu để mang oxy đến nhiều bộ phận của cơ thể. Ngoài ra, các tế bào hồng cầu mà cơ thể tạo ra có ít huyết sắc tố hơn bình thường và hemoglobin là một loại protein giàu chất sắt trong các tế bào hồng cầu.
Điều đáng chú ý là sự mệt mỏi không giống như mất ngủ. Với sự mệt mỏi do thiếu máu, cơ thể thường cảm thấy thờ ơ, cả về tinh thần và thể chất giống như không có chút năng lượng nào.
Nếu không nhận đủ chất sắt, cũng có thể cảm thấy yếu, đặc biệt là ở cơ bắp. Điều này có thể là do thiếu oxy. Khi bạn không có đủ tế bào hồng cầu, có khả năng cơ thể không vận chuyển đủ lượng oxy đến các tế bào, cơ quan và bộ phận cơ thể. Đi kèm với sự yếu đuối, bạn cũng có thể cảm thấy chóng mặt hoặc lâng lâng.
Đột nhiên bỏ bữa? Đây có thể là một dấu hiệu khác cho thấy bạn không nhận đủ chất sắt. Nếu có sự giảm oxy đến dạ dày, nó có thể khiến cơ thể cảm thấy bớt đói hơn. Ít đói có nghĩa là ít quan tâm đến thực phẩm. Nếu khẩu vị thay đổi rõ rệt, hãy nói chuyện hoặc thăm khám với bác sĩ.
Nếu không nhận đủ chất sắt, bạn có thể phát triển koilonychia, một tình trạng gây ra do thiếu máu làm cho móng tay có hình dạng mỏng, hình chiếc thìa.
Một số người dễ bị lạnh tay chân vì nhiệt độ cơ thể tự nhiên. Tuy nhiên, nếu đột ngột cảm thấy bàn tay bàn chân lạnh, có thể là do sự thiếu oxy di chuyển khắp cơ thể, nó có thể là một lý do cho thấy cần nhiều chất sắt hơn trong chế độ ăn uống hoặc bổ sung.
Nếu trông bạn có vẻ vẻ nhợt nhạt, nên kiểm tra mức độ chất sắt của cơ thể, thiếu máu gây ra cho làn da nhợt nhạt và thiếu sức sống.
Nếu cơ thể không nhận đủ chất sắt, trước tiên, nên tập trung vào việc cải thiện chế độ ăn uống. Các nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt bò nạc, gan, thịt gà và thịt sẫm màu. Các nguồn khác bao gồm cá, đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, rau bina, rau xanh, mận khô và nho khô…
Bổ sung thêm vitamin C khi ăn thực phẩm giàu chất sắt (từ nguồn thực vật), vì loại vitamin thiết yếu này giúp hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt.
Nếu sự thay đổi trong chế độ ăn uống là không đủ, bổ sung viên sắt nên là bước tiếp theo. Tránh tiêu thụ sữa, cà phê, trà, sô cô la khi bổ sung sắt, vì các thành phần của những thực phẩm này có thể liên kết với sắt và làm giảm sự hấp thụ của chúng. Nói chuyện với bác sĩ về liều lượng thích hợp và lựa chọn loại thuốc bổ sung sắt phù hợp trước khi bắt đầu bổ sung.
Nguồn: Sắt bà bầu
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ