Trang chủ » 5 nỗi đau của phụ nữ sau sinh mẹ nào cũng gặp phải

5 nỗi đau của phụ nữ sau sinh mẹ nào cũng gặp phải

(20/10/2023)

Sau khi trải qua quá trình sinh nở vất vả, các sản phụ cần rất nhiều thời gian cho việc phục hồi sức khỏe sau sinh bởi cơ thể mẹ sẽ phải trải qua nhiều nỗi đau đớn và khó chịu kéo dài. Tìm hiểu 5 nỗi đau của phụ nữ sau sinh mẹ nào cũng gặp phải cũng như các biện pháp khắc phục hiệu quả.

Rate this post

5 nỗi đau của phụ nữ sau sinh mẹ nào cũng gặp phải

Bị đau âm đạo hay đau vết mổ sau sinh

Trong quá trình sinh thường, đa số sản phụ sẽ bị rách âm đạo tự nhiên hay các bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn cho mẹ. Vết thương này có thể làm cho mẹ bị đau từ một tới vài tuần, gây khó khăn trong việc vận động và vệ sinh. Đối với sản phụ sinh mổ thì vết mổ thường kéo dài từ 2 tuần cho tới sau đó 2 tháng. Kể cả khi vết mổ đã lành thì nhiều sản phụ vẫn thấy đau nhói khi vận động mạnh vùng cơ bụng.

5 nỗi đau của phụ nữ sau sinh mẹ nào cũng gặp phải

Mẹ sinh mổ bị đau vết mổ vài tháng trước khi hồi phục bình thường

Cơn co thắt tử cung

Các cơn co thắt tử cung là nỗi đau của phụ nữ sau sinh kéo dài vài ngày tới một tuần. Nhưng cơn co thắt này giống như chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt, chúng ngăn chặn tình trạng chảy máu quá nhiều bằng cách nén mạch máu trong tử cung để co về kích cỡ bình thường. Cơn đau mạnh hơn khi mẹ cho con bú bưởi oxytocin được giải phóng kích thích tử cung co bóp nhiều hơn.

Táo bón và bị trĩ sau sinh

Nhiều trường hợp mẹ sau sinh bị táo bón do quá trình chuyển dạ và sinh nở, thêm vào đó là chế độ dinh dưỡng sau sinh nhiều protein, tinh bột nhưng thiếu hụt chất xơ làm cho táo bón nặng hơn và có thể khiến mẹ bị trĩ. Thông thường bệnh trĩ sẽ tự khỏi sau sinh khoảng 6 tuần nhưng những cơn đau và phiền toái mà bệnh mang lại cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày của các sản phụ.

5 nỗi đau của phụ nữ sau sinh mẹ nào cũng gặp phải

Táo bón khiến mẹ đau đớn khi đi ngoài và có nguy cơ khiến mẹ bị trĩ

Suy giảm ham muốn sau sinh

Ở một số trường hợp các mẹ bị rối loạn ham muốn, suy giảm ham muốn sau sinh. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do các mẹ bị rối loạn nội tiết tố, “khô hạn” sau sinh gây đau đớn khi quan hệ, giảm hứng thú với hoạt động tình dục. Hoặc do mẹ bị sa sút sức khỏe và tinh thần trong việc chăm con nhỏ, làm mẹ mệt mỏi, chán nản, không còn muốn hoạt động tình dục.

Căng tức ngực, tắc tia sữa và áp xe vú

Một nỗi đau của phụ nữ sau sinh nhiều mẹ gặp phải là tình trạng căng tức ngực, tắc tia sữa. Tắc tia sữa không đáng lo ngại khi ngực to lên bất thường, mẹ bị cương tức, bầu ngực đỏ, cứng. Tuy nhiên nếu tắc tia sữa kèm theo nhiễm trùng có thể làm cho mẹ bị áp xe vú (viêm vú) với biểu hiện sưng tấy, ngứa rát, căng cứng và đau ngực, có mủ, sờ vào vú thấy có nổi cục to kèm theo sốt.

5 nỗi đau của phụ nữ sau sinh mẹ nào cũng gặp phải

Căng tức ngực và tắc tia sữa là vấn đề nhiều mẹ gặp phải sau sinh

Cách cải thiện những vấn đề sức khỏe của mẹ sau sinh

Sau khi đã biết về những nỗi đau của phụ nữ sau sinh, các mẹ có thể thực hiện những biện pháp cải thiện sau đây để giúp cơ thể phục hồi tốt hơn, giải quyết các vấn đề đang gặp phải:

  • Đối với đau âm đạo/vết mổ: Các mẹ hãy dùng miếng lót lạnh đặt vào âm đạo để giảm cơn đau hoặc dùng bình bóp nước ấm xịt khi đi vệ sinh để giảm cảm giác đau. Sử dụng thuốc nhuận tràng hay thuốc làm mềm phân giúp mẹ đi vệ sinh dễ dàng hơn. Những mẹ sinh mổ nên hạn chế vận động trong 2 tuần đầu để vết mổ nhanh lành cũng như ăn uống điều độ, tăng cường chất xơ để không bị táo bón, gây đau đớn khi đi ngoài.
  • Cách giảm cơn đau co bóp tử cung: Mẹ có thể dùng túi chườm ấm (hay túi chườm bằng gừng, muối, ngải cứu) để giảm cơn đau khi co tử cung.
  • Trị táo bón sau sinh: Tốt nhất các men nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước để đi vệ sinh dễ dàng, giảm nguy cơ bị táo bón sau sinh. Trường hợp cá mẹ bị trĩ nặng, hậu môn rỉ máu, đau nhức không chịu được thì cần tới bệnh viện ngay.
  • Khắc phục và phòng ngừa tắc tia sữa: Mẹ nên massage cho mềm bầu vú và cho bé bú thật nhiều, hoặc dùng máy hút sữa để hút cạn sữa ra ngoài. Hãy cho con bú đều đặn với tư thế đúng, kết hợp vỗ ợ hơi để bé bú hết sữa trong cữ tránh tắc tia sữa.
  • Cách tăng ham muốn sau sinh: Các mẹ có thể dùng gel hỗ trợ nếu bị “khô hạn”, tăng cường ăn nhiều các thực phẩm họ đậu để bổ sung estrogen thực vật một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, hãy dành thời gian nhiều hơn để chăm sóc bản thân, tút lại nhan sắc và vóc dáng, ăn ngủ điều độ. Mẹ đừng bỏ bê “chuyện ấy” bởi nó ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình.

Ngoài việc dành thời gian chăm sóc sức khỏe và bồi bổ dinh dưỡng như trên, các mẹ đừng quên tăng  cường các viên uống sắt, axit folic, DHA cho mẹ sau sinh để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho quá trình phục hồi sau sinh của cơ thể nhé!

DHA cho mẹ sau sinh chính hãng, nhập khẩu nguyên hộp từ châu Âu

DHA cho mẹ sau sinh chính hãng, nhập khẩu nguyên hộp từ châu Âu

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho mẹ những thông tin về những nỗi đau của phụ nữ sau sinh và cách khắc phục hiệu quả, giúp mẹ có sức khỏe tốt hơn. Thời gian này khi sử dụng viên uống mẹ nên chú ý dùng DHA uống sáng hay tối để tối ưu hiệu quả sử dụng vi chất.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn