Trang chủ » Tuổi dậy thì thiếu máu thiếu sắt có nguy hiểm không?

Tuổi dậy thì thiếu máu thiếu sắt có nguy hiểm không?

(30/06/2023)

Trong giai đoạn tuổi dậy thì, tình trạng thiếu máu thiếu sắt hay xảy ra và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy tuổi dậy thì thiếu máu thiếu sắt có nguy hiểm không và phải làm sao để khắc phục?

Rate this post

Tuổi dậy thì thiếu máu thiếu sắt có nguy hiểm không?

Trẻ dậy thì thiếu máu thiếu sắt có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều phụ huynh, do sắt đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều chức năng sống của cơ thể. Sắt tham gia vào quá trình hình thành Hemoglobin trong máu, giúp vận chuyển oxy từ tim tới các cơ quan trong cơ thể. Sắt cũng có mối liên quan mật thiết tới hoạt động của não bộ và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Do sắt đóng nhiều vai trò quan trọng nên trẻ đang lớn bị thiếu sắt có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe khác nhau, như thường xuyên mệt mỏi, thở nhanh, thở gấp, có nguy cơ cảm lạnh, nhiễm trùng cao, kém tập trung trong học tập, xa xanh tái, choáng váng, đau đầu, móng tay giòn.. Trẻ dậy thì thiếu sắt có thói quen vận động thường xuyên sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức trong quá trình tập. Ngoài ra, mức chất sắt thấp trong máu khiến cơ thể hấp thu quá nhiều kim loại chì và gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Tuổi dậy thì thiếu máu thiếu sắt có nguy hiểm không?

Thiếu máu thiếu sắt ở tuổi dậy thì tiềm ẩn nhiều nguy hiểm với sức khỏe của trẻ

Các dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu thiếu sắt ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì thiếu máu thiếu sắt có nguy hiểm không? Thiếu máu thiếu sắt mang tới nhiều tiềm ẩn rủi ro về sức khỏe, mẹ cần chú ý các biểu hiện ở trẻ để phát hiện sớm tình trạng của bệnh. Một số dấu hiệu thường gặp của trẻ dậy thì thiếu sắt gồm có:

  • Trẻ cảm thấy yếu ớt, luôn trong tình trạng mệt mỏi, nhất là sau khi thực hiện các hoạt động cần thể lực.
  • Bị chóng mặt, choáng váng, dễ bị ngất xỉu.
  • Làn da nhợt nhạt, xanh xao.
  • Dễ kích động ngay cả với những vấn đề nhỏ.
  • Tim đập nhanh.
  • Chán ăn, không muốn ăn, khó tiêu.
  • Đau đầu, dễ bị chóng mặt.
  • Trường hợp thiếu máu nặng bị gãy móng tay, rụng tóc.

Tuổi dậy thì thiếu máu thiếu sắt có nguy hiểm không?

Trẻ dậy thì bị thiếu máu thiếu sắt dễ bị mệt mỏi, suy nhược, chán ăn

Biện pháp khắc phục tình trạng thiếu máu thiếu sắt tuổi dậy thì

Sau khi biết trẻ dậy thì thiếu máu thiếu sắt có nguy hiểm không, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để khắc phục cho con:

Thay đổi chế độ ăn uống của trẻ dậy thì khoa học

Chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò không thể thiếu trong việc điều trị và phòng ngừa thiếu máu ở trẻ độ tuổi dậy thì. Bố mẹ nên chú ý bổ sung cho con nhiều thực phẩm giàu sắt, ví dụ như:

  • Các loại thịt nạc, thịt gia cầm, cá.
  • Ngũ cốc giàu chất sắt, bánh mì, mì ống.
  • Trái cây khô như nho khô, mơ, mận khô..
  • Các loại rau lá xanh thẫm như cải bó xôi, cải xoăn, cải rổ..
  • Đậu, đậu Hà Lan, hạt dinh dưỡng.
  • Trứng.

Trong đó, các loại thịt động vật có chứa sắt heme có khả năng hấp thu tốt hơn, còn rau quả và các loại hạt chứa sắt non-heme tỷ lệ hấp thu của cơ thể kém hơn. Mẹ cũng nên bổ sung nhiều hoa quả giàu vitamin C để giúp cơ thể trẻ hấp thu sắt hiệu quả.

Tuổi dậy thì thiếu máu thiếu sắt có nguy hiểm không?

Tăng cường nhiều thực phẩm giàu sắt cho trẻ dậy thì

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt của trẻ dậy thì hợp lý

Việc tập luyện thể dục thể thao rất tốt đặc biệt là trong độ tuổi phát triển. Bố mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động thể dục thường xuyên với các bộ môn bơi lội, đi bộ, yoga, aerobic..

Đồng thời trẻ dậy thì cũng nên giữ thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe và sự hoạt động ổn định, cân bằng của các cơ quan trong cơ thể. Ngủ đủ giấc giúp thư giãn đầu óc trong quá trình học tập căng thẳng.

Bổ sung sắt cho trẻ dậy thì đầy đủ

Lựa chọn các viên bổ sung sắt, cung cấp hàm lượng sắt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ để bù đắp lại lượng sắt thiếu hụt của cơ thể. Bố mẹ hãy lựa chọn thuốc sắt cho tuổi dậy thì có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để bổ sung cho con đều đặn mỗi ngày nhằm cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Tuổi dậy thì thiếu máu thiếu sắt có nguy hiểm không?

Viên sắt giúp hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết trên, bạn đã trả lời được câu hỏi thiếu máu thiếu sắt có nguy hiểm không và phải làm sao để cải thiện tình trạng này rồi. Khi dùng thuốc sắt, ngoài hàm lượng cần dùng bao nhiêu thì thời gian uống sắt trước hay sau ăn để tối ưu hiệu quả của thuốc cũng rất quan trọng, hãy chú ý trước khi sử dụng để bổ sung đủ hàm lượng sắt cơ thể cần, tránh gây cản trở quá trình hấp thu sắt.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn