Trang chủ » Trị bí tiểu sau sinh như thế nào? Mẹ nên làm gì?

Trị bí tiểu sau sinh như thế nào? Mẹ nên làm gì?

(27/02/2024)

Bí tiểu sau khi sinh là một trong những biến chứng mẹ thường gặp, các mẹ có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi tiểu được. Vậy trị bí tiểu sau sinh như thế nào? Mẹ nên làm gì?

Rate this post

Bí tiểu sau sinh có nguy hiểm không?

Bí tiểu sau sinh có thể khiến cho mẹ mặc dù có cảm giác muốn đi tiểu nhưng không thể thực hiện. Tình trạng này thường xảy ra vào thời điểm sau sinh khoảng 6 giờ đồng hồ, các mẹ sẽ có biểu hiện đau bụng dưới và có thể có dấu hiệu cầu bàng quang khi thăm khám trên lâm sàng.

Bí tiểu sau sinh không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của mẹ. Có khoảng 13,5% phụ nữ sau sinh mắc phải tình trạng này. Những sản phụ mắc triệu chứng này thường có cảm giác căng tức khi ấn bụng. Mặc dù tập ngồi đi tiểu đúng tư thế hay chườm ấm bụng dưới nhưng bà đẻ vẫn không tự đi tiểu được mà vẫn bị khó chịu và căng bàng quang.

Trị bí tiểu sau sinh như thế nào? Mẹ nên làm gì?

Mẹ có thể gặp tình trạng bí tiểu khoảng 6 giờ sau sinh

Trị bí tiểu sau sinh như thế nào? 

Tình trạng bí tiểu sau sinh có thể cải thiện bằng các phương pháp điều trị. Mẹ cần nhớ các nguyên tắc trị bí tiểu gồm:

  • Cần tập đi tiểu đúng cách, đúng lúc để có thể tạo lại phản xạ đi tiểu bình thường.
  • Kết hợp sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ giúp chống nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Dùng kháng viêm sẽ mang lại tác dụng chống phù nề, ngừa tình trạng chèn ép cổ bàng quang.
  • Tăng trương lực bàng quang, từ đó cải thiện khả năng co bóp bàng quang.

Dưới đây là những kinh nghiệm dân gian chăm sóc bà đẻ và cách điều trị bí tiểu sau sinh cho mẹ:

1. Tập đi tiểu

  • Mẹ có thể chườm ấm bụng, ngâm hoặc rửa vùng âm hộ bằng nước ấm.
  • Bổ sung nước đầy đủ và có một chế độ ăn thật khoa học và cân đối.
  • Bên cạnh đó, mẹ cũng cần vận động sớm theo đúng lời dặn của bác sĩ
  • Mẹ cần tránh nhịn tiểu do sợ đau và tập đi tiểu đúng nhu cầu của cơ thể.
  • Chăm sóc vùng kín sau sinh tốt, tránh nhiễm trùng vùng âm hộ.

2. Thông tiểu

Các bác sĩ có thể chỉ định đặt sonde tiểu và lưu trong 24 giờ nếu tập đi tiểu mà các mẹ vẫn không tiểu được. Mẹ cũng cần tập bàng quang theo các bước sau:

  • Khi đặt sonde tiểu, các mẹ cần chú ý giữ lại và tháo kẹp trong khoảng thời gian mỗi lần là 3-4 giờ tạo lại phản xạ đi tiểu (lưu ý: khi tháo kẹp, mẹ phải tập rặn tiểu qua sonde).
  • Trước khi rút sonde tiểu, kẹp sonde tiểu 4 giờ, chờ cảm giác mót tiểu, cho mẹ rặn tiểu qua sonde, nếu tiểu được qua sonde thì mới rút sonde.
  • Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, hộ sĩ để có lời khuyên phù hợp nhất.

Trị bí tiểu sau sinh như thế nào? Mẹ nên làm gì?

Mẹ có thể đặt sonde tiểu giúp trị bí tiểu sau sinh

Các điểm mẹ cần lưu ý khi thông tiểu:

  • Để không bị nhiễm khuẩn ngược lại, các mẹ cần chú ý sử dụng dụng cụ tuyệt đối vô khuẩn.
  • Người thực hiện cần đúng thao tác, đúng quy trình và nhẹ nhàng khi thực hiện. Do đó, không tự ý thực hiện mà hãy làm theo đúng chỉ định của bác sĩ mẹ nhé!
  • Mẹ có thể bị tổn thương, hay phù nề niệu đạo nếu sử dụng sonde quá lớn.
  • Nếu cần phải xét nghiệm cận lâm sàng nước tiểu, mẹ cần lấy nước tiểu giữa dòng.
  • Chú ý thời gian thông tiểu và số lần thông tiểu, không lưu quá 48h
  • Nếu mẹ bị bí tiểu có bàng quang quá căng, phải rút nước tiểu chậm
  • Chú ý theo dõi để phát hiện bất thường, giúp bác sĩ xử lý kịp thời biến chứng

Mẹ cũng có thể điều trị bằng Đông y, châm cứu, … tại các cơ sở uy tín.

3. Sử dụng thuốc

Trong những trường hợp nhất định, bác sĩ có thể chỉ định, kê đơn sử dụng các loại thuốc:

  • Chống nhiễm trùng niệu quản: Thuốc cephalexin, doncef, augmentin là các thuốc kháng sinh phổ rộng, uống liên tục trong 7 ngày.
  • Kháng viêm đường tiết niệu: sử dụng thuốc kháng viêm để chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang.
  • Cải thiện trương lực bàng quang: giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại khi dùng thuốc prostigmin hay xatral trong khoảng thời gian là 4 – 5 ngày. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể được kê thêm vitamin B1, B6, B12 sẽ tăng cường sức khỏe.

Mẹ cần nhớ thực hiện uống thuốc theo đơn, không tự ý thay đổi liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhé!

Ngoài ra, mẹ nên chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng toàn diện và cân đối, kết hợp bổ sung các vi chất thiết yếu: sắt và canxi cho mẹ sau sinh axit folic, DHA, … để đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu của cơ thể. Đủ chất không chỉ quan trọng với quá trình phục hồi sau sinh mà còn hỗ trợ bé có nguồn sữa mẹ dồi dào và dinh dưỡng hơn.

Viên sắt và canxi cho mẹ sau sinh nhập khẩu châu Âu

Viên sắt và canxi cho mẹ sau sinh nhập khẩu châu Âu

Bí tiểu sau sinh là tình trạng rất dễ xảy ra đối với phụ nữ sau sinh, gây ảnh hưởng đến khả năng đi tiểu cũng như tinh thần và sự hồi phục sau sinh của sản phụ. Vì vậy mẹ cần trị bí tiểu sau sinh sớm, tránh để lại những biến chứng không mong muốn và giúp mẹ có thể phục hồi lại sức khỏe sau sinh trong thời gian sớm nhất.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn