Trang chủ » Thai nhi nằm thấp trong tử cung mẹ cần chú ý những gì?

Thai nhi nằm thấp trong tử cung mẹ cần chú ý những gì?

(24/09/2021)

Trong quá trình phát triển của thai nhi, em bé có thể thay đổi vị trí thường xuyên trong tử cung của mẹ. Những tháng cuối thai kỳ, vị trí của thai nhi dần ổn định hơn. Một số trường hợp thai nhi nằm thấp trong tử cung mẹ cần chú ý những gì, hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé

Rate this post

Thai nhi nằm thấp trong tử cung có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh thường xuyên xoay người trong thời kỳ mang thai. Vào những tuần đầu thai kỳ, mẹ sẽ thường không nhìn thấy được rõ vị trí của thai nhi trong tử cung. Khi thai nhi lớn dần, em bé sẽ ổn định vị trí lý tưởng nhất vào tuần 36 để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ của mẹ. Vị trí của thai nhi là vị trí thoải mái nhất cho em bé trong bụng mẹ. Vị trí của thai nhi trông giống như tạo hình chữ C, với cột sống cong theo hình túi thai, đầu cúi xuống, tay và chân kéo sát vào cơ thể.

Trước thời điểm đó, mẹ không nên quá lo lắng về vị trí của thai nhi. Đặc biệt, trường hợp thai nhi nằm thấp trong tử cung hoàn toàn không nguy hiểm. Trường hợp này chỉ phản ánh vị trí của thai nhi, không nên nhầm lẫn với hiện tượng nhau thai bám thấp. Vị trí của thai nhi phụ thuộc hầu hết vào cấu tạo tử cung và cơ bụng của mẹ bầu. Thai nhi nằm thấp trong tử cung có thể khiến mẹ bầu trông bụng mình có vẻ tụt xuống hơn so với những mẹ bầu khác. Mặc dù vậy, mẹ nên giữ tinh thần thoải mái và tích cực trong suốt thời gian mang thai để chuẩn bị chào đón con yêu suôn sẻ nhé.

Thai nhi nằm thấp trong tử cung mẹ cần chú ý những gì?

Những điều mẹ cần lưu ý khi thai nhi nằm thấp trong tử cung

  • Mẹ tuyệt đối không nên sử dụng chất kích thích hay sử dụng thuốc không đúng chỉ định. Đây đều là những thói quen nguy hiểm có thể làm tăng nguy cơ động thai.
  • Đối với những mẹ bầu bị nghén, hãy chia nhỉ bữa ăn để việc bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm trở nên dễ dàng hơn. Việc ăn quá nhiều, quá nhanh trong cùng 1 bữa chỉ khiến mẹ dễ kích thích cơn buồn nôn, gây co thắt tử cung và ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
  • Mẹ nên chú ý uống đầy đủ nước, không đứng hoặc ngồi quá nhiều nhiều. Mẹ bầu có thai nhi nằm thấp trong tử cung cũng không nên luyện tập thể dục hoặc yoga tư thế khó, cần phải gắng sức. Mẹ chỉ cần giữ lịch tập luyện nhẹ nhàng và nhất là để bản thân ở trạng thái tinh thần thoải mái nhất.
  • Khám thai định kỳ là việc mẹ không thể bỏ qua, cụ thể là 1 lần/ tuần kể từ tuần thứ 28. Kiểm tra định kỳ giúp mẹ theo dõi sức khỏe của bản thân và thai nhi, xem thai có phát triển bình thường không, phát hiện dị tật kịp thời và dự kiến ngày sinh để lên kế hoạch sau sinh hợp lý.
  • Đối với việc cân bằng dinh dưỡng, mẹ bầu nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm sạch. Nên tiêu thụ đầy đủ sắt và axit folic, canxi, DHA cho bà bầu mỗi ngày từ thực phẩm và để hỗ trợ việc gia tăng thể tích máu cũng như đảm bảo lượng dinh dưỡng dự trữ cho con trong những tháng đầu đời. Mẹ có thể bổ sung thêm các loại vitamin cho bà bầu theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho nhu cầu của bản thân và sự phát triển của con yêu.
  • Tham gia các lớp tiền sản để học cách chăm sóc bản thân cũng như trang bị thêm kiến thức cần thiết cho mẹ. Mẹ có thể học trước cách hít thở khi chuyển dạ, cách tắm và bế em bé sơ sinh cũng như cách nuôi con bằng sữa mẹ hiệu quả. Khi được nuôi bằng sữa mẹ, bé sẽ được bảo vệ chống lại nhiễm trùng, chống dị ứng, phát triển tư duy và vận động.
  • Những tuần cuối thai kỳ, vị trí thai nhi sẽ thấp hơn so với bình thường. Những mẹ bầu con đầu lòng, vị trí của thai nhi sẽ thấp hơn vào thời điểm khoảng 2-4 tuần trước khi sinh. Nhưng đối với mẹ đã từng sinh con, sự thay đổi vị trí chỉ xuất hiện trước khi sinh khoảng 3-5 ngày. Mẹ nên chú ý quan sát và cảm nhận sự thay đổi của thai nhi để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ nhé.

Thai nhi nằm thấp trong tử cung mẹ cần chú ý những gì?

Vitamin cho bà bầu – nhập khẩu châu Âu chính hãng

Mang thai là khoảng thời gian khó khăn với mẹ nhưng rất ý nghĩa. Mặc dù vị trí thai nhi nằm thấp trong tử cung không có gì bất thường, nhưng sự chuyển dạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, mẹ cần chú ý chăm sóc bản thân và thai nhi phù hợp trong giai đoạn mang thai để bé có tiền đề phát triển vượt trội nhất.  Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh, vượt cạn thuận lợi và như ý.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn