Trang chủ » Test trầm cảm sau sinh bằng 10 câu hỏi đơn giản dưới đây!

Test trầm cảm sau sinh bằng 10 câu hỏi đơn giản dưới đây!

(11/02/2022)

Test trầm cảm sau sinh là một bài trắc nghiệm với 10 câu hỏi được đưa ra cho sản phụ sau sinh. Sau khi nhận được câu trả lời của mẹ, sẽ dựa vào số điểm để đánh giá mức độ trầm cảm của họ. Cùng tìm hiểu về cách test này qua bài viết dưới đây.

Rate this post

Thực trạng trầm cảm sau sinh hiện nay

Trầm cảm sau sinh là một rối loạn tâm thần ở phụ nữ sau sinh, có tỷ lệ mắc trong khoảng 16 – 20% tùy mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Bệnh viện Từ Dũ, tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh ở phụ nữ là khoảng 12,5%.

Khi bị trầm cảm sau sinh, sản phụ thường xuyên rơi vào trạng thái buồn rầu, ủ rũ, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài. Họ không tự chăm sóc tốt cho bản thân và cho con. Nhiều người bị trầm cảm nặng còn có ý định tự tử và đã có nhiều trường hợp mẹ bị trầm cảm đã tự sát cùng với đứa con bé nhỏ.

Test trầm cảm sau sinh là gì?

Test trầm cảm sau sinh là thuật ngữ khá mới lạ với nhiều người. Đây là biện pháp đánh giá tâm lý của phụ nữ sau sinh để dựa vào đó bác sĩ có thể đánh giá và tư vấn về tình trạng trầm cảm sau sinh của mẹ cũng như đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

10 câu hỏi trong cách test trầm cảm sau sinh ba mẹ nên biết

Rất nhiều sản phụ gặp phải tình trạng trầm cảm sau sinh

Test trầm cảm sau sinh (EPDS) được Hiệp hội Sản khoa Hoa Kỳ khuyến khích sử dụng gồm 10 câu hỏi với các mức điểm từ 0 – 3 tăng dần theo mức độ triệu chứng của người được test. Tổng số điểm dựa trên các câu trả lời của sản phụ sẽ giúp đánh giá mức độ trầm cảm của họ xem họ có bị trầm cảm hay không, bị nặng hay nhẹ.

10 câu hỏi trong test trầm cảm sau sinh

Test trầm cảm sau sinh (EPDS) gồm 10 câu hỏi, các câu trả lời tương ứng với mức điểm 0,1,2,3 tăng dần theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thực hiện test trầm cảm sau sinh với nguyên tắc chọn đáp án đúng nhất với cảm xúc của bản thân trong vòng 7 ngày qua.

Các câu hỏi trong bài test gồm:

Câu 1: Tôi có thể cười và xem xét các sự kiện dưới khía cạnh hài hước.

  1. Vẫn như trước đây.
  2. Hiện giờ không nhiều như trước
  3. Rõ ràng giờ có giảm sút
  4. Hầu như không thể.

Câu 2: Tôi vẫn thấy được các thú vui từ sự việc

  1. Vẫn như trước kia
  2. Hơi giảm hơn so với trước đây
  3. Rõ ràng giảm so với trước đây
  4. Hầu như không thể.

10 câu hỏi trong cách test trầm cảm sau sinh ba mẹ nên biết

Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh thường buồn bã, ủ rũ, không còn thích thú với mọi việc

Câu 3: Tôi đã tự dằn vặt bản thân thái quá khi có chuyện sai

  1. Không, không bao giờ
  2. Không thường xuyên
  3. Có, thỉnh thoảng
  4. Có, luôn luôn như vậy.

Câu 4: Tôi cảm thấy lo âu hoặc lo lắng không lý do

  1. Không bao giờ
  2. Hiếm khi
  3. Thỉnh thoảng
  4. Thường xuyên.

Câu 5: Tôi đã cảm thấy lo sợ hoặc hoảng loạn không rõ lý do

  1. Hầu như không
  2. Không, không nhiều lắm
  3. Có, thỉnh thoảng
  4. Có, khá nhiều lần.

Câu 6: Mọi việc trở nên cực kỳ khó khăn đối với tôi

  1. Tôi kiểm soát và xử lý mọi việc vẫn tốt như trước đây
  2. Hầu hết thời gian tôi kiểm soát tốt
  3. Thỉnh thoảng tôi không kiểm soát tốt được như trước đây
  4. Tôi gần như không thể kiểm soát và xử lý tình huống như trước đây.

10 câu hỏi trong cách test trầm cảm sau sinh ba mẹ nên biết

Với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh mọi thứ đều trở nên khó khăn

Câu 7: Tôi đã từng cảm thấy không vui tới mức khó ngủ

  1. Không chút nào
  2. Không thường xuyên
  3. Có, thỉnh thoảng
  4. Có, hầu hết thời gian.

Câu 8: Tôi cảm thấy buồn hoặc bất hạnh trong cuộc sống

  1. Không, không bao giờ
  2. Chỉ thỉnh thoảng
  3. Có, khá thường xuyên
  4. Có, hầu hết thời gian.

Câu 9: Tôi đã từng cảm thấy buồn, không vui tới mức phát khóc

  1. Không, không bao giờ
  2. Chỉ thỉnh thoảng
  3. Có, khá thường xuyên
  4. Có, hầu hết thời gian.

Câu 10: Những ý nghĩ tự gây tổn thương cho mình đã từng xuất hiện trong đầu

  1. Không bao giờ
  2. Hiếm khi
  3. Thỉnh thoảng
  4. Có, khá thường xuyên.

Kết quả đánh giá mức độ trầm cảm sau sinh

10 câu hỏi trong cách test trầm cảm sau sinh ba mẹ nên biết

Chị em phụ nữ nên bổ sung đầy đủ DHA từ khi mang và cả sau sinh

Thông qua bài test trầm cảm sau sinh, dựa vào số điểm ở những câu trả lời của sản phụ sẽ đánh giá theo:

  • Tổng điểm lớn hơn 12: Bệnh nhân bị trầm cảm sau sinh nặng.
  • Tổng điểm lớn hơn hoặc bằng 9: Cần đi khám và theo dõi ngay.
  • Tổng điểm dưới 9: Có dấu hiệu trầm cảm, nên được can thiệp sớm.

Test trầm cảm sau sinh chỉ mang tính chất sàng lọc. Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thì sản phụ nên đi khám để được chẩn đoán trực tiếp.

Bên cạnh đó, chị em cũng nên quan tâm đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thường ngày. Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất. Đặc biệt, ngay từ khi mang thai, chỉ em nên bổ sung đủ các dưỡng chất thiết yếu như canxi, sắt, DHA, acid folic vì chúng rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Đáng chú ý hơn, theo nhiều nghiên cứu thiếu DHA khi mang thai là nguyên nhân có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh. Do đó, mẹ đừng quên bổ sung vi chất này đàu đủ trong giai đoạn mang bầu và cả sau sinh nhé. Bổ sung DHA cho mẹ sau sinh không chỉ tốt cho mẹ mà còn rất tốt với bé. Bởi DHA từ sữa mẹ chính là nguồn DHA tốt và dễ hấp thu nhất với bé trong giai đoạn sơ sinh.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn