Trang chủ » Ra nước ối mà chưa đau đẻ, mẹ bầu nên làm gì?

Ra nước ối mà chưa đau đẻ, mẹ bầu nên làm gì?

(06/04/2024)

Những ngày cuối thai kỳ, nhiều mẹ bầu bị ra nước ối kèm theo các cơn đau bụng, co thắt tử cung chuẩn bị chuyển dạ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp ra nước ối mà chưa đau đẻ. Với những trường hợp này, mẹ bầu nên làm gì?

Rate this post

Ra ối bao lâu thì đau bụng đẻ?

Đa số các trường hợp sẽ bắt đầu quá trình chuyển dạ rất nhanh sau khi vỡ ối. Tuy nhiên, cũng có nhiều người, sau vỡ ối không thấy có dấu hiệu chuyển dạ. Sau khoảng từ 12 – 24 giờ tính từ thời điểm vỡ ối, họ mới xuất hiện các cơn đau bụng đẻ.

Ra nước ối mà chưa đau đẻ có sao không?

Thông thường thì sau khi ra nước ối sẽ chuyển dạ sau đó không lâu. Quá trình này thường đi kèm với những cơn gò, đau bụng sinh. Vì vậy, nhiều người ra nước ối nhưng không đau đẻ nên lo lắng không biết ra nước ối mà chưa đau đẻ có sao không?

Thực tế, việc chưa đau đẻ khi bị ra ối cũng không phải là vấn đề quá hiếm gặp và nguy hiểm. Việc ra ối là một biểu hiện tự nhiên trước khi sinh bé, là phản ứng sinh lý để mẹ bầu thích nghi và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình chuyển dạ.

Ra nước ối mà chưa đau đẻ, mẹ bầu nên làm gì?

Ra ối với lượng ít mà chưa đau đẻ thì mẹ cũng không cần quá lo lắng

Thông thường, sau khi ra ối nhiều thì khoảng 12 – 24 giờ mẹ bầu sẽ xuất hiện các cơn đau thắt, đau đẻ. Nên nếu ra ối mà chưa đau đẻ ngay thì mẹ không cần quá lo lắng. Thay vào đó, hãy giữ tâm thế bình tĩnh, sớm đến các cơ sở Y tế uy tín để có lời khuyên, chỉ dẫn cách chăm sóc bà bầu sắp sinh phù hợp từ các bác sĩ, chuyên gia. Trong trường hợp ra ối quá nhiều, vỡ ối ồ ạt thì mẹ nên đến bệnh viện sớm nhất để kiểm tra, tránh trường hợp bị cạn ối, gây nguy hiểm cho em bé. 

Nguyên nhân ra nước ối mà chưa đau đẻ

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ra ối nhưng chưa có cơn đau đẻ. Trong đó, phải kể đến các nguyên nhân phổ biến như:

Đa ối

Đây là tình trạng mẹ bầu có quá nhiều nước ối nên dễ bị ra ối, vỡ ối. Việc có quá nhiều nước ối làm tăng áp lực lên màng ối khiến túi ối dễ bị vỡ hơn bình thường ngay cả khi thai nhi chưa đủ tháng và mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Nếu thấy vỡ ối sớm, mẹ cần đến bệnh viện ngay để được xử trí.

Mang đa thai

Mẹ bầu mang đa thai, từ 2 thai trở lên sẽ phải chịu áp lực và gánh nặng nhiều hơn so với mẹ bầu mang đơn thai. Các tai biến sản khoa cũng có nguy cơ cao hơn, trong đó, có tình trạng sinh non, vỡ ối sớm dù chưa có cơn đau đẻ.

Hở eo tử cung

Thông thường, phẩn cổ tử cung sẽ đóng kín và chỉ mở khi mẹ bầu chuyển dạ sinh con. Nếu mẹ bị hở eo tử cung sớm sẽ dễ gặp phải các vấn đề như vỡ ối non, sinh non mà mẹ không có cảm giác đau bụng đẻ.

Ra nước ối mà chưa đau đẻ, mẹ bầu nên làm gì?

Đa thai, ngôi thai bất thường có thể gây rỉ ối những tháng cuối thai kỳ

Ngôi thai bất thường

Những tuần cuối thai kỳ, thai nhi sẽ “quay đầu”, trở về ngôi thai thuận để chuẩn bị chào đời. Ngôi thuận là tư thế đầu bé quay về phía dưới, xuống xương chậu còn chân quay lên phía trên.

Tuy nhiên, có nhiều mẹ bầu những tuần cuối thai nhi lại ở tư thế ngôi thai ngược, có thể là đầu bé bên trên, phần chân ở dưới hoặc mông bé ở phía dưới xương chậu… Ngôi thai ngược có thể khiến mẹ bị vỡ ối sớm, cuống nhau bị đẩy ra ngoài với nước ối. Lúc này, mẹ bị ra ối nhưng lại chưa xuất hiện cơn đau đẻ.

Mẹ bầu cần làm gì khi ra nước ối mà chưa đau đẻ?

Đây là vấn đề rất nhiều mẹ bầu quan tâm, nhất là những người mang thai lần đầu chưa có kinh nghiệm. Việc rỉ ối thường xuyên khiến cho quá trình sinh con có thể sẽ diễn ra sớm hơn khi chưa đến ngày dự sinh, mẹ chưa chuẩn bị kỹ càng và em bé cũng chưa phát triển được như mong đợi.

Vì vậy, khi bị rỉ ối, mẹ hãy thực hiện những biện pháp dưới đây để đảm bảo an toàn nhất cho hai mẹ con:

  • Tốt nhất nên đến khám chuyên khoa sản để được bác sĩ kiểm tra và đánh giá tình trạng dù mẹ bị rỉ ối nhiều hay ít, có dấu hiệu đau đẻ hoặc không. Từ đó, đưa ra những chỉ dẫn phù hợp.
  • Nếu ra ối ồ ạt, mẹ cũng cần giữ bình tĩnh, không quá lo lắng mà hãy di chuyển đến bệnh viện vì không phải vỡ ối là sinh bé ngay được.
  • Nếu rỉ ối ít, mẹ hãy lau khô vùng kín thường xuyên, có thể dùng băng vệ sinh hằng ngày nhưng nên thay liên tục, không mặc quá lâu có thể gây nhiễm khuẩn.
  • Không ngâm mình trong bồn tắm vì dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường âm đạo.

Để có thai kỳ khỏe mạnh và luôn đủ chất, trong suốt giai đoạn mang thai, kể cả tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu đừng quên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết qua cả chế độ ăn và viên uống. Lưu ý, nên chọn các sản phẩm bổ sung uy tín, chính hãng, canxi và sắt không gây táo bón, dễ hấp thu… và sử dụng đúng cách để mang lại hiệu quả tối ưu!

Viên sắt, canxi, DHA và vitamin cho mẹ bầu

Viên sắt, canxi, DHA và vitamin cho mẹ bầu- nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Bài viết đã giải đáp cho mẹ câu hỏi ra nước ối mà chưa đau đẻ có sao không. Trong những tuần cuối thai kỳ, mẹ nên thăm khám bác sĩ thường xuyên và đến các cơ sở y tế ngay khi có những dấu hiệu bất thường nhé. Chúc mẹ có thai kỳ thuận lợi, mẹ tròn con vuông!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn