(27/04/2018)
Các bác sĩ luôn khuyến khích sinh thường hơn sinh mổ nhưng đôi khi các mẹ bầu lại lầm tưởng mình bắt buộc phải sinh mổ.
Sinh mổ là một ca đại phẫu thuật có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể người mẹ trong và sau khi sinh. Không chỉ là vết sẹo dài nơi vùng bụng mà mẹ sau sinh mổ còn có nguy cơ mắc nhiều biến chứng hơn so với sinh thường.
Tuy nhiên trên thực tế, tỉ lệ sinh mổ tại Việt Nam và các nước trên thế giới đều đang có xu hướng tăng nhanh và vượt xa tỉ lệ chuẩn được tổ chức Y tế Thế giới đề xuất là 15%. Chính vì vậy, Tổ chức International Cesarean Awareness Network (ICAN) đã lựa chọn tháng 4 hàng năm là tháng Nâng cao Nhận thức về Sinh mổ nhằm tuyên truyền, khuyến khích các mẹ bầu chỉ lựa chọn sinh mổ khi thực sự cần thiết.
Trước tiên, các mẹ cần được làm rõ những hiểu lầm “tai hại” về chuyện sinh mổ dưới đây khiến nhiều người vội vàng lựa chọn sinh mổ.
1. Chuyển dạ lâu thì phải mổ
Chuyển dạ là giai đoạn tử cung xuất hiện các cơn co thắt mạnh, cổ tử cung bắt đầu mềm và giãn ra, mở dần để có thể đưa em bé lọt ra ngoài. Một nghiên cứu được Tiến sĩ Emanuel Friedman thực hiện trong những năm 1950 đã kết luận nếu đứa trẻ không thể chào đời sau 20 giờ tử cung co thắt thì cuộc chuyển dạ đó mới được coi là kéo dài và có dấu hiệu bất thường. Nhưng nghiên cứu mới hơn cho thấy thời gian chuyển dạ có thể kéo dài từ 6 giờ cho đến 2-3 ngày.
Nhiều trường hợp mẹ có thể chuyển dạ hơn 20 giờ vẫn sinh thường được. (Ảnh minh họa)
Theo chuyên gia, thời gian chuyển dạ chờ sinh kéo dài hơn 20 giờ đối với những bà mẹ sinh lần đầu và hơn 14 giờ đối với những lần sinh sau đó đều là bình thường, không phải là dấu hiệu thực sự cần phải sinh mổ.
2. Vỡ ối non là phải sinh mổ
Khoảng 8-10% mẹ bầu vỡ ối trước khi bước vào giai đoạn sinh hay còn gọi là vỡ ối non, vỡ ối sớm. Quá trình sinh nở thường sẽ bắt đầu trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối nhưng nhiều người đã quyết định sinh mổ ngay sau khi vỡ ối. Thực tế, sau khi vỡ ối, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định mình có cần mổ bắt thai hay không.
3. Rặn lâu không sinh được thì phải mổ
Các bác sĩ khuyến nghị và cho rằng để quyết định có cần sinh mổ hay không cần xem xét đến nhiều yếu tố, trong đó có cả việc sản phụ có gây tê ngoài màng cứng hay không, mẹ và bé có phối hợp tốt trong quá trình sinh hay không, thai nhi có vị trí nằm bất thường hay không. Nếu mọi yếu tố đều ổn và tích cực thì thời gian rặn sinh khoảng 2 giờ cũng không phải lý do cần chọn sinh mổ.
Mẹ rặn sinh lâu vẫn có thể sinh thường nếu bé không gặp vấn đề gì. (Ảnh minh họa)
4. Thai to thì phải sinh mổ
Trong nhiều trường hợp, khi đi siêu âm thấy chỉ số phát triển của thai vượt mức tiêu chuẩn, các mẹ sẽ mặc định rằng bản thân không thể sinh thường. Tuy nhiên, các bác sĩ sản khoa khuyên các bà mẹ hãy bình tĩnh khi được chẩn đoán thai to, và chỉ khi thai nhi cân nặng ít nhất 5kg với người mẹ không mắc tiểu đường và trên 4,5 kg với người mẹ bị tiểu đường mới cần nghĩ đến phương pháp sinh mổ.
5. Mang thai đôi bắt buộc phải mổ
Hầu hết các bà mẹ khi biết mình mang thai đôi thì khá lo lắng bởi nguy cơ sinh mổ là rất cao, đặc biệt là các trường hợp mang thai lần đầu. Tuy nhiên, dù mang thai đôi mẹ vẫn hoàn toàn có thể sinh thường nếu đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết.
Nhiều bác sĩ vẫn khuyến khích các mẹ bầu to hay thai đôi sinh thường khi không cần thiết phải mổ bắt thai. (Ảnh minh họa)
6. 37 tuần thai ngôi ngược sẽ không thể sinh thường
Có 4% số phụ nữ mang thai ngôi mông trước tuần thứ 37 và 85% trong số này đã sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai. Tuy nhiên, trên thực tế nếu đến 37 tuần mà bé chưa chịu quay đầu thì mẹ vẫn có cơ hội sinh thường nếu thực hiện xoay ngôi thai từ bên ngoài. Đây là những thao tác khi các y bác sĩ có kinh nghiệm dùng tay để xoay ngôi thai từ bên ngoài bụng người mẹ để đưa thai nhi quay về đúng ngôi, chuẩn bị chào đời. Ngoài ra, mẹ có thể tập những bài tập giúp thai xoay vào đúng ngôi thuận. Như vậy, nếu ngôi thai ngược không có nghĩa lựa chọn duy nhất của mẹ là phải sinh mổ.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ