Trang chủ » Nhau bám mặt trước nhóm 1 có nguy hiểm không?

Nhau bám mặt trước nhóm 1 có nguy hiểm không?

(24/02/2024)

Nhiều mẹ khi đi siêu âm nhận được kết quả chẩn đoán nhau bám mặt trước nhóm 1 nên rất lo lắng liệu nhau bám mặt trước nhóm 1 có nguy hiểm không?

Rate this post

Tình trạng nhau bám mặt trước nhóm 1 là gì?

Nhau thai được hình thành ngay sau khi trứng được thụ tinh. Nhau thai sau khi bám vào nội mạc tử cung sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi từ máu của mẹ. Do đó, nhau thai có vai trò hết sức quan trọng đến sự phát triển của thai nhi. Có nhiều tình trạng mẹ có thể gặp với nhau thai, một trong số đó là nhau bám trước.

Nhau bám mặt trước nhóm 1 có nguy hiểm không?

Nhau bám mặt trước nhóm 1 là tình trạng mẹ có thể gặp trong thai kỳ

Nhau bám mặt trước là tình trạng nhau thai bám ở vị trí trước của buồng tử cung. Tuy nhiên, một số trường hợp nhau thai phát triển và bám ở phần dưới của tử cung có thể phát triển thành nhau tiền đạo. Cụ thể, nhau bám trước được chia thành 3 loại, trong đó nhau bám trước nhóm 1 là tình trạng nhau bám ở đáy tử cung. Mẹ có thể phân biệt được nhau thai bám mặt trước nhóm 1 qua các lần siêu âm và bác sĩ thăm khám.

Nhau bám mặt trước nhóm 1 có nguy hiểm không?

Nhau bám mặt trước nhóm 1 là hiện tượng tuy không quá nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời, nhưng có thể gây ra những ảnh hưởng như sau:

  • Giảm cảm nhận của mẹ đến cử động của em bé: Nhau bám mặt trước nhóm 1 ít nhiều sẽ tạo nên sự ngăn cách của bé và tử cung. Mẹ bầu sẽ không cảm nhận được quá rõ ràng cử động của con trong những tháng đầu. Chỉ đến giai đoạn cuối thai kỳ, khi thai nhi lớn và có tần suất đạp cao và lực mạnh thì mẹ bầu mới cảm nhận được rõ ràng.
  • Tạo khó khăn trong quá trình can thiệp từ bác sĩ: Nhau thai bám mặt trước nhóm 1 sẽ có thể cản trở những thủ thuật y khoa. Trong trường hợp, bé ngôi ngược, mông ra trước, nhau thai bám mặt trước sẽ gây 1 chút khó khăn trong quá trình đưa bé ra ngoài.
  • Khó nghe nhịp tim bé: Vị trí nhau bám mặt trước nhóm 1 có thể gây khó khăn trong việc bác sĩ nghe nhịp tim của em bé. Tuy nhiên, việc siêu âm và xác định giới tính thai nhi sẽ không có trở ngại gì lớn.
  • Làm tăng những cơn đau đẻ: đây là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tình trạng chuyển dạ chậm với đau đớn và những khó chịu ở phần lưng khi sinh.

Nhau bám mặt trước nhóm 1 có nguy hiểm không?

Nhau bám nhóm 1 có thể làm tăng cơn đau đẻ cho mẹ

Vào tuần thứ 32 đến tuần thứ 36 của thai kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi tử cung bằng cách siêu âm thai nhằm kiểm tra vị trí bám của bánh nhau. Nhau bám mặt trước nhóm 1 được cho là an toàn nếu như bánh nhau trở lại đúng vị trí vào giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu trong tuần thứ 33 và 34 của thai kỳ, nhau thai không di chuyển lên trên mà vẫn bám khá thấp ở tử cung sẽ dẫn tới tình trạng nhau tiền đạo.

Lưu ý cho mẹ bị nhau thai bám mặt trước nhóm 1

Mẹ đừng nên quá lo lắng về vấn đề nhau thai bám mặt trước. Đây là hiện tượng bình thường và có rất nhiều bà bầu gặp phải. Thay vì lo lắng, mẹ hay chú ý những vấn đề sau:

  • Thăm khám thai định kỳ.
  • Không vận động mạnh trong suốt thời gian mang thai.
  • Nên có một chế độ ăn uống và vận động hợp lý. Đặc biệt, giai đoạn cuối thai kỳ mẹ nên bổ sung thực phẩm dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa.
  • Không sử dụng chất kích thích qua bất kỳ thực phẩm hay đồ uống nào.
  • Luôn giữ một tâm trạng thoải mái.

Những biến chứng của nhau thai bám mặt trước hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu được phát hiện kịp thời. Dù khả năng xảy ra biến chứng không cao nhưng mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt lời dặn dò của bác sĩ. Từ đó đảm bảo cho mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Ngoài tuân thủ những lưu ý trên để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cũng cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất qua chế độ ăn khoa học kết hợp cùng với viên uống bổ sung sắt, canxi, acid folic, vitamin tổng hợp không gây táo bón cho bà bầu để có một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ nhé. 

Viên uống bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu nhập khẩu châu Âu

Viên uống bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu nhập khẩu châu Âu

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã có thể hiểu chi tiết hơn về nhau bám mặt trước nhóm 1 có nguy hiểm không. Mẹ bần cần nhớ không nên quá lo lắng mà hãy cố gắng duy trì chế độ dinh dưỡng và chăm sóc thai kỳ thật tốt. Bên cạnh đó, nếu mẹ cũng quan tâm liệu rau bám mặt trước là trai hay gái thì tốt nhất nên thường xuyên đi khám thai định kỳ để theo dõi và xác định một cách chính xác nhất nhé!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn