Trang chủ » Bà bầu 3 tháng giữa không tăng cân hoặc tăng cân ít có sao không?

Bà bầu 3 tháng giữa không tăng cân hoặc tăng cân ít có sao không?

(05/04/2022)

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 là thời điểm mẹ bầu bắt đầu tăng cân nhanh bởi lúc này mẹ dường như đã hết ốm nghén, ăn uống được nhiều hơn và cũng không còn mệt mỏi, khó chịu như giai đoạn trước. Tuy nhiên, có nhiều mẹ bầu 3 tháng giữa không tăng cân hoặc tăng ít khiến họ lo lắng không biết như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không?

Rate this post

3 tháng giữa mẹ bầu tăng bao nhiêu cân là hợp lý?

Theo các chuyên gia khuyến cáo, trong suốt 40 tuần thai kỳ, mẹ bầu nên tăng khoảng 9 – 12kg. Lượng cân này bao gồm cả cân nặng của thai nhi, cân nặng nước ối, bánh nhau… Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu tăng khoảng 2kg, có người không tăng thậm chí giảm cân do tình trạng ốm nghén kéo dài. 3 tháng giữa mẹ bầu tăng khoảng 2,5 – 3kg và những tháng cuối tăng 3,5 – 5kg cho tới lúc sinh.

Tuy nhiên, mức tăng cân hợp lý còn tùy thuộc vào cân nặng và chỉ số khối BMI trước khi mang thai của mẹ. Theo đó, BMI được tính bằng công thức cân nặng chia bình phương chiều cao.

  • Nếu BMI dưới 18,5: Mẹ đang rơi vào tình trạng thiếu cân nên cả thai kỳ cần tăng khoảng 12  18kg.
  • Nếu BMI từ 18,5 – 24,9: Cân nặng bình thường. Mẹ nên tăng khoảng 11 – 15kg suốt thai kỳ.
  • Nếu BMI từ 25 – 19,9: Mẹ đang thừa cân. Cả thai kỳ mẹ nên tăng từ 6 – 11kg.
  • Nếu BMI lớn hơn 30: Mẹ thuộc nhóm béo phì. Lúc này mẹ chỉ nên tăng từ 5 – 9kg suốt thai kỳ.

Bà bầu 3 tháng giữa không tăng cân hoặc tăng cân ít có sao không?

Không tăng cân 3 tháng giữa khiến nhiều mẹ bầu lo lắng

Bầu 3 tháng giữa không tăng cân hoặc tăng ít có sao không?

Dựa vào số cân nặng được khuyến nghị như đã trình bày ở trên, nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân sẽ đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Những nguy cơ mẹ phải đối mặt khi 3 tháng giữa không tăng cân hoặc tăng ít gồm:

  • Không đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Dẫn đến việc thai nhi có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng bào thai, chậm tăng trưởng trong tử cung và dễ mắc các dị tật bẩm sinh.
  • Ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi do chế độ ăn quá nghèo nàn, không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết như sắt, DHA… dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ của bé.
  • Tăng nguy cơ chuyển dạ sớm, thai nhẹ cân. Tình trạng này để lại nhiều hệ lụy như: trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm phát triển, suy hô hấp…

Bà bầu 3 tháng giữa không tăng cân hoặc tăng cân ít có sao không?

Bà bầu không tăng cân dễ dẫn đến thiếu máu, đau đầu, mệt mỏi

Bầu 3 tháng giữa không tăng cân phải làm sao?

Mang thai, mẹ không cần tăng cân quá nhiều nhưng cũng phải đảm bảo tăng cân đều theo khuyến cáo để thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất. Để có thể tăng cân một cách hợp lý, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt đối với thai kỳ. Khi mang thai, nhất là giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và não bộ nên mẹ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Mẹ bầu nên ăn uống đủ chất, đừng kiêng khem quá mức, cũng đừng quá lo lắng 3 tháng giữa nên ăn gì để vào con. Mẹ bầu hãy thoải mái trong việc ăn uống, tìm thấy niềm vui trong ăn uống, ăn đủ chất và tránh xa đồ cay nóng, chất kích thích có hại.

Khẩu phần ăn của mẹ bầu cần đảm bảo có đủ 4 nhóm thực phẩm chính là: nhóm đường bột (gạo, ngô, khoai, bột mì…), nhóm chất béo (thịt mỡ, dầu, mỡ thực vật, lạc, vừng…), nhóm chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu…), vitamin chất khoáng và chất xơ (có trong rau xanh, hoa quả).

Bà bầu 3 tháng giữa không tăng cân hoặc tăng cân ít có sao không?

Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung các loại viên uống DHA, sắt và canxi cho bà bầu, acid folic vì nếu chỉ ăn uống bình thường khó đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể cần.

Ngủ đủ giấc

Khi mang thai mẹ bầu hãy cố gắng dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Mỗi ngày hãy cố gắng ngủ đủ 8 tiếng. Ngủ đủ giấc giúp mẹ cảm thấy khỏe khoắn hơn, tinh thần cũng vui vẻ hơn, xua tan mệt mỏi.

Tập thể dục hằng ngày

Hoạt động thể chất thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai và hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Mẹ bầu có thể tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội… để nâng cao sức khỏe và giúp tăng cân đều đặn.

Tránh căng thẳng, mệt mỏi

Tâm trạng mệt mỏi, lo lắng thường xuyên khiến mẹ cảm thấy ăn không ngon, chán ăn, dẫn đến không cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Bên cạnh đó, tâm trạng căng thẳng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi nên mẹ cần loại bỏ những cảm xúc tiêu cực này.

Mỗi ngày, hãy làm những điều mình thích, gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè, xem phim hay nghe nhạc để tâm trạng cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn