Trang chủ » Đếm thai máy để theo dõi tình trạng sức khỏe thai nhi

Đếm thai máy để theo dõi tình trạng sức khỏe thai nhi

(05/02/2018)

Một trong những cách để mẹ bầu theo dõi tình trạng sức khỏe thai nhi là thông qua hiện tượng thai máy.

5 (100%) 1 vote

Thai máy là hiện tượng xuất hiện khi thai nhi đạp hay cựa quậy trong bụng mẹ. Mẹ bầu có thể cảm nhận được khi thai nhi trong khoảng 14-20 tuần tuổi. Với những phụ nữ mang thai lần đầu thì thời điểm bắt đầu thấy thai máy thường sẽ chậm hơn so với những người mang thai từ lần hai.

Khi nào thì bắt đầu theo dõi thai máy?

Khi thai nhi đang ở tuần tuổi 22 đến 26 là khoảng thời gian lý tưởng để mẹ bầu theo dõi được những cử động của thai nhi. Lúc này, thai nhi đã bắt đầu có những chuyển động mạnh mẽ và khá đều giúp mẹ bầu dễ dàng nhận ra. Các bác sĩ khuyến cáo, mẹ bầu nên bắt đầu theo dõi thai máy ở tuần 28 của thai kỳ.

Cách theo dõi thai máy

Là một trong cách theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi khá an toàn. Mẹ bầu nên theo dõi tình trạng thai máy ít nhất 1 lần/ngày và tốt hơn là 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối. Mỗi lần như vậy, hãy dành ra khoảng thời gian là 30 phút để đếm số lần mà thai nhi đang cử động.

Đối với 1 em bé khỏe mạnh, mẹ bầu có thể đếm được tối thiểu 4 lần cử động trong 30 phút. Ở một số trường hợp cử động ít hơn, có thể thai nhi đang ngủ. Mỗi lần ngủ của thai nhi kéo dài từ 20 phút đến 2 giờ. Do đó, khi không thấy cử động thai, mẹ nên tiếp tục theo dõi sau 1-2 giờ.

Trong 1 giờ, mẹ bầu thấy được hơn 4 lần cử động của thai nhi thì có thể yên tâm về sức khỏe của bé.

Trong 4 giờ, mẹ bầu thấy được hơn 10 lần cử động của thai nhi nói lên tình trạng sức khỏe của bé tốt.  

Trong 4 giờ, mẹ bầu thấy được ít hơn 10 lần cử động của thai nhi thì nên đến bệnh viện để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé.

Thai máy nhiều có tốt?

Thai máy quá nhiều cũng chưa chắc được tình trạng sức khỏe của thai nhi là tốt. Bởi, có thể thai nhi đang gặp một số khó khăn như thiếu oxy hay dây rốn quấn cổ là rất cao. Do đó, khi có những dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, kiểm tra và tư vấn một cách cụ thể nhất.

Thai máy và cơn gò sinh lý

Cùng với những chuyển động của thai nhi, những tháng cuối thai kỳ mẹ bầu có thể thấy những cơn gò sinh lý. Tuy nhiên, những cơn gò này là không hề nguy hiểm mà không ít mẹ bầu đang bị nhầm lẫn với hiện tượng thai máy.

Cơn gò sinh lý sẽ thường bắt đầu từ vùng bụng phải sau đó làm cho cả vùng bụng gò cứng lên. Còn thai máy sẽ tác động đến 1 vùng nhất định trên bụng mẹ. Thông thường ở tuần thai thứ 36, thai nhi sẽ có những chuyển động ít hơn so với trước. Bởi lúc này tử cung bị chật hẹp hơn và thai nhi còn rất ít không gian để cử động hơn trước.

Tổng hợp: Huyền Trang

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn