Trang chủ » Chú ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị nghén

Chú ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị nghén

(22/12/2022)

Bà bầu bị nghén cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để giảm nghén mà vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ. Chú ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị nghén để mẹ khỏe con phát triển đầy đủ, tốt nhất.

5 (100%) 2 votes

Chú ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị nghén

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị nghén cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết nhưng cũng phải đảm bảo dễ tiêu hóa, không hoặc giảm kích thích gây buồn nôn hoặc bị nôn. Bà bầu bị nghén nôn quá nhiều có nguy cơ bị mất nước, cơ thể suy nhược và không hấp thụ được đủ dưỡng chất cần thiết. Không chỉ sức khỏe mẹ bầu suy giảm, thai nhi cũng bị thiếu dinh dưỡng và chậm phát triển, tăng nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ.

Do đó khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị nghén cần chú ý những cách giảm nghén cho bà bầu và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bà bầu như sau:

Chia nhỏ thức ăn hàng ngày

Giai đoạn thai nghén nồng độ một số hormone tăng cao khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa bị giảm đi. Bà bầu rất dễ bị chướng bụng, đầy hơi gây buồn nôn, bị nôn nếu ăn quá nhiều thức ăn. Hoặc thậm chí chỉ ăn khẩu phần như khi chưa mang thai cũng gây khó chịu, buồn nôn. Vì thế mẹ bầu cần chia nhỏ lượng thức ăn thành 5 – 6 bữa trong ngày với 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ để cơ thể tiêu hóa được hết thức ăn và mẹ bầu không bị đói giữa các bữa chính. Nhờ đó tình trạng buồn nôn, bị nôn của bà bầu cũng được cải thiện.

Chú ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị nghén

Mẹ bầu cần chia nhỏ lượng thức ăn thành 5 – 6 bữa trong ngày với 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ

Không ăn thực phẩm khó tiêu hóa

Chất béo, chất xơ khiến quá trình tiêu hóa cũng bị giảm, bà bầu có cảm giác no lâu. Nhưng hệ tiêu hóa của bà bầu bị nghén hoạt động rất chậm, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, chất xơ sẽ khiến bà bầu bị khó chịu, đầy hơi, ăn không tiêu. Vì thế bà bầu cũng nên giảm lượng thực phẩm giàu chất béo, chất xơ trong thực đơn và chế biến chúng bằng cách xay nhuyễn, nấu nhừ để dễ tiêu hóa hơn. Nên ăn các món luộc, hấp, hạn chế các món chiên, xào, khó tiêu hóa, có thể khiến tình trạng nôn nghén tăng lên.

Món ăn giúp bà bầu cải thiện ốm nghén

Một số món ăn/đồ uống có thể giúp bà bầu giảm buồn nôn và bị nôn hiệu quả:

  • Cháo ý dĩ nấu gừng: Mỗi ngày ăn 2 bữa cháo ý dĩ nóng vào lúc đói có thể giúp bà bầu giảm nôn nghén hiệu quả. Cách nấu cháo ý dĩ rất đơn giản, cho 15g ý dĩ, gạo và gừng mỗi loại 100g và 20g đường đỏ ninh nhừ, ăn trong 3 ngày liên tiếp.
  • Canh bí xanh + sườn nấu chua với sấu: Với 5 quả sấu, 200g sườn lợn, 100g bí xanh, làm sạch và ninh sườn + sấu đến khi sườn mềm thì cho bí vào nấu đến sôi và tắt bếp. Mẹ bầu bị nghén ăn canh bí trong 3 ngày liền, mỗi lần ăn 2 bữa hoặc ăn với cơm là có thể giảm nôn nghén hiệu quả.
  • Canh cá nấu me: Chỉ với 1 khúc cá trắm, vài quả me, rau cải trắng, 1 – 2 quả cà chua là đã có thể nấu được 1 nồi canh chua cá trắm. Bà bầu bị nghén ăn canh cá nấu me trong 3 – 5 ngày liên tiếp cùng với cơm nóng là sẽ thấy tình trạng nôn nghén được cải thiện rõ rệt.
  • Nước mía + gừng: Ép mía + gừng lấy nước uống khoảng 3 lần/ngày, trong 3 – 5 ngày là thấy có tác dụng giảm nôn nghén.
  • Nước sấu/me + gừng: Đồ uống này không chỉ có tác dụng giải khát mà uống vào lúc buồn nôn còn giúp bà bầu giảm nghén khi mang thai nhanh chóng.

Chú ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị nghén

Bà bầu bị nghén ăn cháo ý dĩ nấu với gừng trong 2 – 3 ngày liên tiếp có tác dụng giảm nôn nghén hiệu quả

Điều chỉnh lối sống để giảm ốm nghén

Để giảm ốm nghén, bên cạnh một số chú ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị nghén như trên các mẹ cũng cần điều chỉnh lối sống phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Bà bầu bị nghén không nên ăn quá no hay để bụng quá đói. Quá no gây đầy bụng, chướng hơi và làm mẹ bầu buồn nôn. Quá đói sẽ khiến dịch vị dạ dày nhiều hơn, kích ứng dạ dày khiến bà bầu bị sôi bụng, buồn nôn.
  • Uống đủ nước: Bà bầu nên uống 2.0 – 2.5l nước mỗi ngày để giảm cảm giác nôn nghén và nguy cơ mất nước do bị nôn nhiều.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… Đây là những thực phẩm có thể gây nôn nghén nhiều hơn và có nhiều tác hại với sức khỏe bà bầu, quá trình phát triển toàn diện của thai nhi.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại đậu, các loại hạt hay các loại quả hạch
  • Ăn các món có gừng
  • Ăn bánh mì, bánh quy và các món ăn khô khác
  • Tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút, làm việc nhẹ, tăng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và không được đi ngủ sau 23h đêm để thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, nâng cao sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi.
  • Bổ sung đầy đủ các vi chất và có biện pháp tăng cường đề kháng cho bà bầu hợp lý để có sức khỏe thai kì thật tốt.

Prenalen - hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bà bầu theo

Prenalen – hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bà bầu

Bên cạnh những vấn đề cần chú ý trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị nghén nêu trên bà bầu cũng cần chủ động kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa béo phì, thừa cân cho trẻ bằng phương pháp rèn luyện thân thể. Đồng thời bà bầu cũng chỉ nên ăn một lượng vừa đủ để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, quan điểm “ăn cho 2 người’ là sai lầm và làm tăng nguy cơ bà bầu bị béo phì, thừa cân gây biến chứng thai kỳ.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn